Hệthống bưu chính viễn thông:Hệ thốngcơsởhạ tầng bưu chính, viễn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 58)

thông đã phủ kín toàn tỉnh. Số đại lý dịch vụ viễn thông khoảng trên 2.000 điểm và gần 200 điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Bán kính phục vụ bưu chính là 1,7km/điểm phục vụ, với số dân phục vụ bình quân là 7.729 người/điểm.

Mạng lưới viễn thông được hiện đại hóa nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển KT-XH. Phần lớn các xã đã có điểm truy nhập Internet công cộng. Bảo đảm 100% người sử dụng được truy nhập miễn phí đến các dịch vụ bắt buộc: thông tin cứu hỏa; cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp về an ninh, trật tự xã hội. Chính quyền tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ; 100% trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.

2.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dương

2.1.2.1. Lợi thế cơ bản phát triển hoạt động du lịch tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có diện tích tự nhiên 1.668 km2, dân số trên 1,8 triệu người, tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên. Từ bao đời, Hải Dương là “phên dậu phía Đông” của kinh thành Thăng Long, nơi gắn bó với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như: Khúc Thừa Dụ, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi…, với trên 2.207 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 141 di tích được xếp hạng quốc gia, có 4 di tích và cụm di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc

biệt, trong đó khu di tích và danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Chính phủ đưa vào danh mục xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Trên địa bàn tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú như núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An Phụ, núi Dương Nham, động Kính Chủ, sông Lục Đầu...; và những vùng sinh thái hấp dẫn như sông Hương, Đảo Cò Chi Lăng Nam, Bến Tắm.

Ngoài ra, Hải Dương còn có nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như: chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), gốm Chu Đậu (Nam Sách), vàng bạc Châu Khê (Bình Giang), Khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng (Gia Lộc) thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà)... nhiều món đặc sản nổi tiếng khắp trong, ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn (Tp. Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), giò chả (Gia Lộc), rươi (Tứ Kỳ), bánh đa gấc Kẻ Sặt (Bình Giang), vải thiều (Thanh Hà). Hải Dương là vùng đất của lễ hội, với 566 lễ hội được tổ chức trong năm, trong đó có những lễ hội lớn như Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), Đền Cao (Kinh Môn), Đền Tranh (Ninh Giang)...

Cùng với lễ hội dân gian, Hải Dương còn có những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là múa rối nước, hát chèo, hát ca trù, hát trống quân...

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật Với lợi thế này Hải Dương Với lợi thế này có thể phát triển có thể thành trung tâm dịch vụ, du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

- Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy).

Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua. Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước.

- Giáo dục:Với nền tảng là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên (tính theo đơn vị hành chính mới, 15 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa. Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Ngoài ra, văn miếu Mao Điền thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), được biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Chỉ đứng sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông.

Trên địa bàn Hải Dương có các trường Đại học và cao đẳng:

• Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương

• Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

• Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Cơ sở 3 Hải Dương

• Đại học Kinh tế kỹ thuật Hải Dương - Cơ sở Hải Dương

• Trường Đại học Hải Dương

• Trường Đại học Thành Đông

• Đại học Sao Đỏ - thành phố Chí Linh

• Trường Cao đẳng Licogi.

- Mạng lưới y tếHải Dương cũng rất phát triển, ở Hải Dương có hàng chục bệnh viện phục vụ cho người dân, trong đó một số bệnh viện nổi bật như:

• Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

• Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hải Dương

• Bệnh viện Quân y 7

• Bệnh viện Nhi Hải Dương

• Bệnh viện Phụ sản Hải Dương

• Bệnh viện Nhiệt Đới Hải Dương

• Bệnh viện Mắt và da liễu Hải Dương.

- Nguồn nhân lực: Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm, toàn ngành cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện

nay lượng sinh viên ra trường lĩnh vực du lịch hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người, hơn 12% trong số này có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Trên địa bàn Hải Dương hiện có Trường Cao đẳng Kỹ thuật Du lịch và khách sạn trực thuộc Bộ Công thương và Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch trực thuộc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 2 đơn vị có chức năng trực tiếp đào tạo nghiệp vụ du lịch. Bên cạnh đó, Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh cũng tăng cường phối hợp với các trường đại học trong nước và quốc tế để tổ chức các lớp đào tạo đại học, cao học về chuyên ngành du lịch. Các trường và trung tâm đào tạo hàng năm đã cung cấp cho nguồn nhân lực du lịch của tỉnh một số lượng khá lớn lao động du lịch.

Cùng với công tác đào tạo lần đầu, hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ 3 đến 5 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch và bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar... cho đội ngũ cán bộ, công chức nhân viên làm công tác du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lao động trong ngành du lịch đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Bộ máy QLNN về du lịch tỉnh Hải Dương có đủ năng lực trình độ để thực hiện công tác quản lý và tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác QLNN về du lịch trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch. Đây là lợi thế thúc đẩy sự phát triển HĐDL tỉnh Hải Dương mạnh hơn so với các tỉnh khác trong vùng. Bên cạnh đó, tỉnh đã đề xuất vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch vào các khu, điểm du lịch từ nguồn ngân sách Trung ương chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch và nguồn ngân sách tỉnh. Đến nay đã được UBND tỉnh phê duyệt 3 dự án là Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo cò xã Chi Lăng Nam huyện Thanh Miện với vốn đầu tư 45.459.252.000 và dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch sinh thái sông Hương huyện Thanh Hà với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Dự án Dự án xây dựng hạ tầng du lịch chùa Huyền Thiên, thị xã Chí Linh (nay là thành phố Chí Linh) với vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Các dự án này đang được triển khai thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển du lịch và thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án thành phần trong vùng quy hoạch du lịch.

Ngân sách Trung ương đầu tư 60 tỷ xây dựng công trình cửu phẩm tại chùa Côn Sơn. Ngân sách của tỉnh 35 tỷ (từ nguồn quỹ két công đức) đầu tư xây dựng các hạng mục để thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thành phố Chí Linh.

2.1.2.2. Tiềm năng cơ bản phát triển hoạt động du lịch tỉnh Hải Dương Dương

- Tài nguyên du lịch gắn với điều kiện tự nhiên:

Hải Dương là một tỉnh có địa hình đồi núi, trong đó có địa hình karst; có nhiều hồ, các điểm cảnh quan đẹp (danh thắng, thác nước, khe, hẻm núi…); có điểm tập trung đa dạng sinh học đặc trưng hệ sinh thái đồng bằng (đảo Cò);

Dạng địa hình Karst ở Hải Dương không nhiều, tập trung ở khu vực Nhị Chiểu, dãy núi Dương Nham (Kinh Môn). Tuy nhiên các dạng địa hình Karst ở đây lại có những nét độc đáo riêng trong đó đáng chú ý là những khối sót lởm chởm đá tai mèo và hệ thống hang động thuộc khu di tích quốc gia Động Kính Chủ đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ lục động”.

Khu vực Nhị Chiểu có tổng thể 32 hang động Karst, trong đó có nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch như hang Hàm Long, hang Tâm Long, hang Đốc Tít… nhiều hang động còn gắn với các di chỉ khảo cổ gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, là căn cứ kháng chiến của nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bộ phận đồi núi thấp của Hải Dương tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên, song lại có vai trò và tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch của tỉnh. Với những đặc điểm địa hình vùng đồi núi như vậy rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống; du lịch sinh thái; du lịch thể thao, leo núi, cắm trại v.v…

Bên cạnh đó, Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Đối với hoạt động du lịch, nước ngầm có ý nghĩa cung cấp nước cho sinh hoạt khi đi du lịch và trực tiếp tạo ra các loại hình du lịch. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm ở Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl < 200mg/l. Tầng khai thác phổ

biến ở độ sâu trung bình từ 40 - 120m, có thể khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ các mục địch khác nhau.

Đáng chú ý là nguồn nước khoáng Thạch Khôi (Gia Lộc), mạch nước khoan ở độ sâu khoảng 800m, nhiệt độ nước là 440C, thành phần khoáng hoá chứa nhiều muối i-on và các nguyên tố vi lượng quý, có giá trị chữa bệnh cao có thể phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.

Với sự phong phú về thảm thực vật rừng và động vật với nhiều loại quý hiếm là sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Hệ thống rừng ở Hải Dương góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà cho một vùng có các di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng như đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, v.v… Đặc biệt, Hải Dương có làng Cò – Vạc ở Chi Lăng Nam (Thanh Miện). Đảo cò với hàng trăm loài cò, le le, mòng két, vạc… bay rợp trời giữa một đầm hồ mênh mông như một bức tranh thiên nhiên hoang dã tạo sức thu hút đối với du khách.

Như vậy, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh tuy không thực sự phong phú và nổi tiếng song lại có sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, du lịch sinh thái, thể thao, du lịch tâm linh gắn liền với tham quan nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w