- Cáctàinguyên dulịch nhân văn khác
5 Vănphòng đại diệncủa doanhnghiệp nước
2.3.1.1. Kết quả thựchiệnmụctiêuchung vềpháttriểndulịch tỉnhHải Dương
Tỉnh Hải Dương đã đặt mục tiêu “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng; động viên mọi nguồn lực xã hội phát triển các khu, điểm du lịch có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu; đảm bảo sự tăng trưởng liên tục số lượng khách và doanh thu du lịch hàng năm góp phần tăng dần tỷ trọng thu nhập du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh”. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2019 về cơ bản ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa trở thành ngành kinh tế quan trọng. Song, ngành du lịch tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư tư nhiều hơn;
- Kinh doanh du lịch giữ mức tăng trưởng khá đối với các chỉ tiêu về doanh thu, khách du lịch và đóng góp vào thu nhập chung của tỉnh;
- Tạo được những sản phẩm tua, tuyến du lịch mới, rõ nét hơn;
- Nguồn nhân lực được chú trọng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ có kế hoạch cụ thể hàng năm.
2.3.1.2.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh du lịch
a) Tốc độ tăng trưởng về khách và doanh thu du lịch:Với những nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ và giải pháp, du lịch Hải Dương đã đạt được mức tăng trưởng khá đối với các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:
- Khách du lịch tăng từ 3.370.000 lượt năm 2016 lên 3.950.000 lượt năm 2019, tăng trưởng trung bình 8,1%/năm. Trong đó khách lưu trú tăng từ 1.220.000 lượt năm 2016 lên 1.430.000 lượt năm 2019, tăng trưởng trung bình 8,3%/năm, khách không lưu trú tăng từ 2.150.000 lượt năm 2016 lên 2.520.000 lượt năm 2019, tăng trưởng trung bình 8%/năm;
- Doanh thu du lịch tăng từ 1.482 tỷ năm 2016 lên 1.800 tỷ năm 2019 tăng trưởng trung bình 10,1%/ năm;
tiêu về doanh thu du lịch và khách du lịch và đóng góp vào thu nhập của tỉnh; - Tạo dựng được hình ảnh rõ nét hơn về một số điểm du lịch như Côn Sơn - Kiếp Bạc, gốm Chu Đậu, đảo Cò Chi Lăng Nam, An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, sông Hương - Thanh Hà,...;
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch ngày càng phát triển, mặc dù chưa nhiều nhưng đã có một số cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên như khách sạn Nam Cường, khách sạn Trường Thành, khách sạn Sao Đỏ và khu thể thao giải trí ở thứ hạng cao như sân Gôn Ngôi sao Chí Linh,…;
- Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch; bảo tồn, phục hồi lễ hội truyền thống đã được đẩy mạnh làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.; - Tạo việc làm cho 7.200 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và trên chục ngàn lao động gián tiếp. Cụ thể:
Bảng 2.10: So sánh mức độ đạt được so với chỉ tiêu về phát triển du lịch ở Hải Dương giai đoạn 2016 - 2019
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Khách du lịch 3.370 3.370 3.570 3.700 3.910 3.950 2.000 2.178 Doanh thu du lịch 1.480 1.482 1.630 1.635 1.800 1.800 970 994 Số lao động 6.000 6.000 6.500 6.500 7.200 7.200 8.500 8.500 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế
- Với tốc độ đầu tư du lịch như hiện nay, mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng khó hoàn thành.
- Chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu.
- Chưa thu hút được các nhà đầu tư vào các khu du lịch: Côn Sơn - Kiếp Bạc, sông Hương - Thanh Hà.
- Còn nhiều khó khăn trong việc phát triển thêm một số làng nghề du lịch: gỗ Đông Giao, giày dép da Hoàng Diệu, thêu Hưng Đạo.
còn hạn chế; chưa xây dựng được thương hiệu du lịch. Hoạt động quảng bá xúc tiến còn thực hiện theo kế hoạch ngắn hạn, dàn trải.
- Các doanh nghiệp chấp hành Luật Du lịch 2017 còn nhiều thiếu sót.
+ Doanh nghiệp lữ hành: Tính đến nay chỉ có 11/22 doanh nghiệp xin cấp phép kinh doanh (trong đó có 5 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 6 doanh nghiệp lữ hành quốc tế), số doanh nghiệp còn lại đã được đôn đôc, hướng dẫn nhưng chưa làm thủ tục xin cấp phép.
+ Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch: Luật du lịch 2017 cho phép các cơ sở lưu trú du lịch tự nguyện trong việc đăng ký phân loại xếp hạng nhưng vẫn bắt buộc các cơ sở lưu trú phải đảm bảo đủ chất lượng đạt chuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc này không đăng ký xếp hạng và vẫn hoạt động kinh doanh không đảm bảo yêu cầu chất lượng.