- Cáctàinguyên dulịch nhân văn khác
5 Vănphòng đại diệncủa doanhnghiệp nước
3.2.5. Tăngcường kiểmtra,kiểmsoát hoạtđộngdulịch
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong HĐDL, phát hiện các sai phạm, chệch hướng với chiến lược, chính sách nhằm bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Cần đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát theo hướng sau:
- Nhận thức đúng mục đích kiểm tra, kiểm soát là nhằm phát hiện sai sót lệch lạc, từ đó cần thiết điều chỉnh, bổ sung phù hợp và phải chỉ rõ địa chỉ, trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, kết luận kiểm tra phải có sức thuyết phục, chỉ rõ vi phạm, khuyết điểm, nguyên nhân và hướng giải quyết.
- Xác định chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.
- Tích hợp các hoạt động kiểm tra, kiểm soát (giám sát, kiểm tra, thanh tra) của các lĩnh vực tham gia vào xây dựng, phát triển và khai thác du lịch trước đây thuộc các sở, ngành chuyên môn về một đầu mối mang tính tổng hợp để thanh tra, kiểm tra. Các Sở, ngành chỉ đảm nhận các hoạt động thanh tra hành chính, mang tính nội bộ và những lĩnh vực quản lý chuyên môn đặc thù, ít liên quan trực tiếp đến HĐDL.
Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, Hải Dương cần thực hiện cácbiện pháp sau:
Thứ nhất, các cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn tình Hải Dương cần phải công bố cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch các quy trình thanh tra, kiểm tra để làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả.
Thứ hai, áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm nhanh chóng phát hiện và xử phạt kịp thời các cơ sở kinh
doanh vi phạm trong HĐDL; Tập trung kiểm tra, thanh tra các điểm nóng về du lịch gây bức xúc, đặc biệt vi phạm về giá dịch vụ, chèo kéo du khách, gây ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia HĐDL.
Thứ ba, kiên quyết xử lý vi phạm đối với các HĐDL. Nếu phát hiện có vi phạm, cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc để răn đe. Mức phạt phải đủ nặng, thậm chí cần phải áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép và đình chỉ hoạt của các doanh nghiệp.
Thứ tư, xác lập cơ chế phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức có liên quan đến HĐDL để tiến hành gọn nhẹ, không chồng chéo, trùng lặp, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về HĐDL. Sở VH-TT-DL sẽ theo dõi HĐDL, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan để giám sát việc thực hiện các HĐDL nhằm đảm bảo điều phối được các hoạt động này.
Thứ năm, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn tỉnh để có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của kiểm tra, kiểm soát và có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, kiểm soát. Đội ngũ làm công tác kiểm tra kiểm soát HĐDL phải có trình độ chuyên môn vững vàng và sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH.
Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện để xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, gây tác động tới môi trường tài nguyên và kinh tế, xã hội, đồng thời để đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Hải Dương nên thành lập Đội Trật tự Du lịch, lực lượng làm công tác cứu hộ và quản lý an ninh trật tự du lịch nhằm xây dựng Hải Dương với hình ảnh an toàn, thân thiện, văn minh đối với du khách. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch.