- Cáctàinguyên dulịch nhân văn khác
5 Nhóm dựán xâydựng cácquy hoạch, chương trình, đề án
2.2.3.2. Tổchứcbộmáy quảnlýnhànướcvềdulịch trênđịatỉnh Hải Dương
Hội đồng nhân dân và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhấtQLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND vàUBND tỉnh trong bộ máy QLNN về du lịch gồm:
Sở VH-TT-DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về du lịch ở địa phương. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Hải Dương; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VH - TT - DL.
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở VH-TT-DL gồm: Lãnh đạo, KhốiQLNN và Đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
1. Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;
- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo yêu cầu;
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Tổ chức - Pháp chế; Phòng Quản lý văn hóa; Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình; Phòng Quản lý thể dục thể thao; Phòng Quản lý du lịch; Phòng Quản lý di sản văn hóa.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập (gồm 13 đơn vị):Bảo tàng tỉnh;Thư viện tỉnh;Trung tâm Văn hóa tỉnh;Nhà hát Chèo;Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng;Nhà hát Ca Múa Kịch (trên cơ sở đổi tên Trung tâm Nghệ thuật và Tổ chức biểu diễn Hải Dương);Trung tâm Đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao (trên cơ sở đổi tên Trung tâm Đào tạo, huấn luyện thể thao);Trung tâm Thể thao dưới nước (trên cơ sở đổi tên Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu Thể thao dưới nước); Trung tâm Bóng bàn;Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch;Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch; Trung tâm Thi đấu Thể dục thể thao (trên cơ sở đổi tên Nhà Thi đấu thể dục thể thao); Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp bạc; Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với bộ máy QLNN về du lịch ở Hải Dương như này, rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngành. Do đó dẫn đến những hạn chế trong các khâu xây dựng và ban hành chính sách; xây dựng và quản lý quy hoạch; quản lý hoạt động kinh doanh, xúc tiến, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Vì vậy,tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tỉnh Hải Dương còn liên quan tới các Sở/Ban/Ngành khác:
- Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh:Chỉ đạo và điều phối các hoạt động của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện đề án.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng cơ chế ưu đãi đặc thù đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch; Thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan đến việc xác định nhiệm vụ đầu tư nhà nước cho phát triển du lịch, bố trí kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Xúc tiến đầu tư vào các dự án phát triển du lịch.
- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chế độ chi tài chính đặc thù đối với một số hoạt động du lịch trình UBND tỉnh ban hành; Tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí để thực hiện các đề án và hướng dẫn, quản lý, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
- Sở giao thông vận tải: Phát triển các hạng mục giao thông đường bộ, đường sông dẫn đến các khu du lịch, điểm du lịch, các làng nghề; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giao thông tại các điểm du lịch.
- Sở Y tế: Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch, điểm du lịch.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, xác định các khu vực cần bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đa dạng sinh học; quy hoạch dự trữ đất đai phục vụ các dự án phát triển du lịch;Chủ trì phối hợp xây dựng quy chế bảo vệ môi trường, sinh thái và tài nguyên du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Sở Công thương: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và các huyện, thành phố, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng phát triển du lịch làng nghề để thu hút khách và thúc đẩy sản xuất hàng hoá xuất khẩu tại chỗ;Định hướng phát triển các dự án phát triển công nghiệp sạch; hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại phục vụ khách du lịch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp với du lịch theo hướng kết hợp thoả mãn nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại các làng quê, vùng núi với tiêu thụ sản phẩm.
- Sở Xây dựng: Có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn việc quy hoạch, thiết kế, kiến trúc các điểm bán hàng, vui chơi giải trí tại các khu du lịch, điểm du lịch phù hợp với cảnh quan môi trường.
- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan giải quyết các tệ nạn xã hội (bán hàng rong, ăn xin, đeo bám khách du lịch) tại các khu du lịch, điểm du lịch.
xã hội tại các điểm tham quan du lịch, góp phần tạo môi trường du lịch văn hoá, văn minh.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Tham gia vào quá trình lập quy hoạch, dự án phát triển du lịch tại các khu vực bảo vệ quốc phòng.
- Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư hiểu để tích cực tham gia phát triển du lịch.
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch: Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ, trình độ năng lực cho cán bộ quản lý, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư: Nắm rõ định hướng phát triển du lịch; tích cực và không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức, công nghệ gắn với hoạt động du lịch, tham gia tích cực vào các chương trình, sự kiện du lịch.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã:HộiđồngnhândânvàUBNDhuyện, thành phố, thị xãvớicơquanthammưu,giúpviệclàphòngVănhóathôngtingiúpUBNDcấp huyện, thành phố, thị xãthựchiệnchứcnăngQLNNvềdulịch,cácdịchvụcôngliênquanđếnHĐDLtrênđịabành uyện, thành phố, thị xã. Cơ quan chuyênmônnàychịusựchỉđạo,quảnlývềtổchức,biênchếvàcôngtáccủaUBNDcấphuyệ n, thành phố, thị xãđồngthờichịusựchỉđạo,kiểmtravềchuyênmônnghiệpvụcủaSởVH-TT-DLtỉnh Hải Dương.