Xâydựngvàthựcthi chínhsáchvề hoạtđộngdulịch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 28)

Xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn bao gồm triểnkhai việc thự hiện pháp luật, chính sách của Trung ương và xây dựng, triển khai chính sách đặc thù về HĐDL thuộc thẩm quyền phân cấp cho tỉnh.

Xây dựng và thực thi các chính sách nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và các HĐDL hoạt động hiệu quả. Tạo lập môi trường thuận lợi, bao gồm:

- Môi trường chính trị ổn định;

-Môi trường văn hóa xã hội phù hợp nền kinh tế thị trường; - Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng;

- Môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương; - Môi trường thông tin.

Thực hiện nội dung này, chính quyền địa phương có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi trường chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an toàn xã hội. Đồng thời, ban hành và bảo đảm thi hành pháp luật, bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc cơ bản như: quyền sở hữu, tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp, bảo đảm xã hội phát triển lành mạnh, có văn hóa. Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi cho các HĐDL thông qua xây dựng các chính sách như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế, phát triển vùng sâu, vùng xa, trợ cấp, phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách kích cầu, chính sách việc làm, chính sách xã hội. Các văn bản, chính sách sau đây có tác động trực tiếp đến QLNN về du lịch ở tỉnh: Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, thuế, lãi suất; chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch; chính sách cạnh tranh.

Để phát triển các HĐDL trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, chính quyền cấp tỉnh phải tích cực cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thông qua việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển HĐDL phù hợp với điều kiện ở địa phương (nghiên cứu đặc điểm, hoàn cảnh địa phương, ra văn bản hướng dẫn, tổ chức thực thi, kiểm tra, uốn nắn lệch lạc, đánh giá kết quả thực thi chính sách).

Chính quyền tỉnh nghiên cứu, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thời hạn thuê đất, chính sách ưu đãi tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) khi bỏ vốn đầu tư tham gia HĐDL. Tuy nhiên, việc ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương vừa phải bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêm

minh trong quá trình thực thi.

Hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển các HĐDL của tỉnh. Vì vậy chính quyền cấp tỉnh cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch cho các khu, điểm du lịch như mở rộng đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, cung cấp nước sạch, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ trong việc tôn tạo di tích văn hóa lịch sử, các công trình kiến trúc, cảnh quan du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần phải bình ổn giá tiêu dùng và thị trường du lịch, có chính sách điều tiết thu nhập hợp lý và hướng các DNDL tham gia thực hiện các chính sách xã hội ở địa phương. Để thực hiện điều này, chính quyền cấp tỉnh phải sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý để hạn chế tình trạng nâng giá, độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương.

Hoạt động du lịch là khâu đột phá, kích thích sự phát triển của nhiều hoạt động khác trong các ngành, lĩnh vực và cũng là hoạt động tạo ra lợi nhuận cao. Vì vậy phải có chính sách hợp lý để hướng doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận thu được tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mạnh mẽ và bền vững.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w