Tàinguyêndulịch nhân văn:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 58 - 59)

+ Các di tích lịch sử - văn hoá: Hải Dương là vùng đất phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng nghìn di tích lịch sử - văn hoá. Đây là vùng đất đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh.

Theo thống kê, hiện nay Hải Dương có 1098 di tích đã được kiểm kê, đăng kí, bảo vệ trong đó với 203 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia (chiếm 4% tổng số di tích được xếp hạng của cả nước) tính đến 31/12/2007. Trong số những di tích đã xếp hạng có 102 đình, 36 chùa, 35 đền, 3 nhà thờ họ, và 27 di tích khác (miếu, cầu đá, di tích lịch sử cách mạng, danh thắng, lăng mộ…).

Với tổng diện tích tự nhiên 1.652.8km2, mật độ di tích trung bình của tỉnh đạt 1.23 di tích/10km2 (trung bình của cả nước:0.3 – 0.4 di tích/10km2). Có thể đánh giá mức độ tập trung di tích của Hải Dương là khá cao và các di tích phân bố trải rộng trên địa bàn của toàn tỉnh. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho hoạt động tham quan du lịch, nghiên cứu văn hoá lịch sử của khách du lịch.

Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu tại Hải Dương đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch, trong đó có 2 di tích được Bộ VHTT&DL xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia là Côn Sơn và Kiếp Bạc.

+ Các lễ hội truyền thống: Hải Dương là nơi có nhiều lễ hội, có tới gần 10% trong tổng số lễ hội toàn quốc, trong đó có nhiều lễ hội dân gian. Ngoài những lễ hội chung của cả nước còn có những lễ hội mang đậm bản sắc đặc trưng của địa phương. Hải Dương còn là quê hương nghệ thuật dân gian rối nước - loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Các lễ hội thường diễn ra ở nơi có di tích lịch sử - văn hoá, góp phần thu hút đông đảo khách du lịch: hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh); hội Đền quan lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm – Ninh Giang); hội Đền Yết Kiêu (Yết Kiêu – Gia Lộc); hội Đền Cao (An Lạc – Chí Linh); hội Đền An Phụ (Kinh Môn) v.v,…Các lễ hội thường diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhất vào mùa xuân.

Bảng 2.2: Một số lễ hội chính thu hút khách du lịch của tỉnh Hải Dương

TT Tên lễ hội Địa điểm Thời gian Nội dung

1 Lễ hội Côn Sơn P.Cộng Hòa, Chí Linh 16-22/1

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w