nguyên được khí thế chủ động vững vàng, lớn mạnh thêm một bước về nhiều mặt.
Anh Tư Ka, tham mưu tác chiến báo cơ số đạn của lực lượng vũ trang đã cạn. Anh Tư Bình không có vẻ gì lo ngại mà mắt còn sáng lên:
- Ta đã có nguồn tiếp tế rồi. Đêm qua tôi đã gặp anh Quốc Chính, Tham mưu phó đoàn Củ Chi (chủ lực của Miền) đến liên lạc với bệnh viện. Anh Chính cho biết đoàn hậu cần ở cách bệnh viện 7km. Anh em ở đó vẫn bám trụ an toàn đã phối hợp với bạn đánh diệt địch nhiều trận giòn giã. Có trận diệt gọn cả trung đội địch bằng B.40. Chúng ta sẽ qua đoàn xin chi viện thêm súng và đạn dược.
Đúng là nắng hạn gặp mưa rào. Hơn tháng qua bệnh viện mất liên lạc với trên và các đơn vị xung quanh. Nằm dưới hầm sâu, anh Bình và anh Chính đã trao đổi với nhau về tình hình chung các nơi và của riêng bệnh viện. Anh Quốc Chính, người tiểu đội trưởng trinh sát của Điện Biên Phủ năm xưa. Anh có dáng người lùn, mập khỏe, rất hoạt bát và cởi mở. Anh biểu dương hết lời bệnh viện đã bám trụ và đánh địch. Và anh tâm sự:
- Đơn vị của chúng tôi vừa đánh vừa di chuyển khắp nơi, nắm được sơ hở địch chỗ nào là chúng tôi tập trung quật ngay, gây cho chúng nhiều thiệt hại lớn. Sau đó chúng tôi di chuyển ngay để tránh phi pháo, nhất là B.52, hoặc tiếp tục phục kích chận viện ở một nơi khác làm cho chúng luôn luôn bị động đối phó. Còn các anh, bên cạnh còn có cả ngàn thương bệnh binh, cán bộ nhân viên rất nặng nề. Đáng thương nữa là có cả bao nhiêu chị bụng mang dạ chửa và mấy chục cháu bé. Anh Quốc Chính xúc động giọng trầm trở lại: vừa nghe các anh có ý định nếu bệnh viện ta còn ít người và tình huống trở nên quá gay go thì bí mật luồn ngược sau lưng địch, dọc theo sông Sài Gòn. Ý nghĩ đó hay quá! Nhưng tôi rất đồng ý với anh, số người của ta cả ngàn không thể làm được. Vì tôi theo sát các mục tiêu, biết rõ mọi khu rừng, địa thế ở đây, nhất là dọc sông Sài Gòn quanh co, kín đáo, an toàn, phía sau của chúng có nhiều sơ hở.
Nghĩ một lúc, anh Quốc Chính nói tiếp:
- Đó là tư tưởng chiến thuật tốt, táo bạo, nhưng còn do tình hình cụ thể chắc ăn ta mới dám áp dụng. Sau này nếu anh còn sống khi tổng kết cuộc càn anh nhớ chú ý viết cho đoạn đó.
* * *
Mặt trời lên cao. Trong khoảng không mà nắng sớm vừa xua tan màn sương, bầy chim két chớp đôi cánh xanh lấp lánh đi tìm nương rẫy. Xa xa trên ngọn đồi, trơ ra những thân cây trụi ngọn, thẳng đứng chọc trời.
Con đường qua kho đạn thật lắm hiểm trở, quanh co. Rải rác đó đây, chi chít hố bom pháo. Có cả đoạn rừng dài bị máy bay B.52 dọn sạch, cây ngã ngổn ngang, chắn cả lối đi, phải chui rúc leo trèo vất vả. Thỉnh thoảng đoàn người gồm đa số nữ y tá đi tải đạn (còn gọi là lực lượng dân quân tự vệ) phải nép mình sát người dưới thân cây ngã để tránh máy bay trực thăng đi tìm mục tiêu.
Đến được kho, anh Tư Ka chỉ huy đoàn gặp lại đồng đội, tay bắt mặt mừng như người thân đi xa về nhà. Anh Quân, trưởng đơn vị, người thương binh cụt một cánh tay vui vẻ nói ngay:
- Suốt tháng nay chúng tôi lo lắng cho bệnh viện. Ngày cũng như đêm, lúc nào cũng nghe bom pháo dội liên tục bên hướng các anh. Nay được biết tình hình chung của K.71, anh em rất mừng là các anh đã bám trụ vững, đánh địch rất ngon lành – Bỗng anh Quân hạ giọng:
- Các anh biết đấy, chúng tôi đang thủ một khối lượng kho khá lớn, thuộc hàng dự trữ chiến lược. Cho nên lúc nào lực lượng bảo vệ cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bây giờ chúng tôi sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu của các anh đây.
Thế là bệnh viện đựoc bổ sung thêm nhiều cơ số đạn đủ loại và được trang bị thêm hai khẩu ĐB.20 cải tiến với sáu quả lựu đạn, 2 khẩu đại liên, 2 khẩu cối 81.
Bỗng trong đoàn có ý kiến lạc điệu của ai đó: - Bệnh viện làm gì mà dùng tới súng lớn?
Tự ái nhưng cũng kịp thời kiềm chế, anh Tư Ka ôn tồn:
- Thủ trưởng của chúng tôi và anh em cũ đã có sử dụng ở chiến trường rồi, có những loại còn phức tạp hơn nhiều.
Ngày hôm sau trên đường đi tải súng đạn về, đoàn anh Tư Ka đã tao ngộ đánh một trận quyết liệt với bọn biệt kích thám báo. Lúc đầu địch dựa vào điểm cao phát huy mạnh hỏa lực vào đoàn tải súng đạn. Đạn các loại bay vèo vèo qua đầu và trên các ngọn cây. Đội hình của ta bị rối loạn bởi loạt súng đầu tiên của địch. Nhưng tiểu đội trinh sát của viện do anh Mừng chỉ huy đã kịp thời triển khai bắn kềm chế địch đồng thời bí mật cho một tổ vu hồi bên sườn địch. Cùng lúc anh Tư Ka hạ cây đại liên vừa mới nhận, bắn mấy loạt cộc… cộc… cộc… áp đảo mạnh bọn biệt kích. Tiếng súng địch im hẳn. Chắc chúng đoán chừng đã gặp chủ lực của ta nên vội rút tháo chạy. Đoàn tải đã về căn cứ an toàn.
Các nữ y tá: Xinh, Liên, Cúc, Hân, Vân, Thu, Lan, Sang, Vinh, Phấn, Đào, Nụ, Mai, Nga, Dung, Hồng, Hường… rất dũng cảm được biểu dương. Đó là những y tá, hộ lý nòng cốt của bệnh viện với những mũi tiêm của các cô tiêm vào mạch của bệnh nhân để chuyển thuốc hoặc để lấy máu xét nghiệm đều bảo đảm tuyệt đối an toàn. Các chú, cô dì bệnh nhân và anh em thương binh, mỗi khi ra viện đều để lại lòng biết ơn và sự cảm mến về nghiệp vụ chuyên môn và thái độ phục vụ vô điều kiện của các đồng chí ấy. Riêng đối với nữ y tá Hồng ở chuyên khoa mắt lại có những đặc điểm khác. Cô có dáng người cao, khỏe, luôn luôn có nụ cười tươi
trên khuôn mặt hiền hậu, có đôi mắt to, hàng răng trắng đều. Cô giống như một nữ cầu thủ bóng chuyền chắc nịch, nhưng lại có đôi tay “vàng”. Cô Hồng đã tiêm Filatov mũi thứ ba mươi ngàn vào hậu nhãn cầu của bệnh nhân mà không có lần nào gây tai biến. Anh Ba Nhân viện trưởng, anh Liên chủ nhiệm chuyên khoa và anh Quới bác sĩ mắt đều rất hài lòng và tự hào về cô y tá giỏi của mình. Còn bệnh nhân rất tín nhiệm và ca ngợi hết lời. Đáng chú ý nữa là cô Xinh người hộ lý tận tụy. Có nước da ngăm đen, tóc quăn đơm những xoáy tròn trên đầu. Trên mặt cô lúc nào cũng như sẵn có nụ cười duyên dáng. Làn môi hơi to nhưng nhờ thế mà hàm răng trắng đều càng có vẻ thật dễ thương. Cô là hiện thân nỗi bất hạnh của một bà mẹ từ thời thực dân Pháp. Chị em không bao giờ khêu gợi, nhắc nhở huyết thống của cô, nhưng người con gái ngày càng khôn lớn, cô dần hiểu rõ nguồn gốc tội ác của kẻ thù xâm lược. Được biết má cô bị một tên lính lê dương đánh thuê cưỡng bức trong một trận càn quét. Hậu quả sau đó… thì bao lời chê trách, dèm pha. Má cô
cắn răng chịu đựng cho đến ngày đứa con tội nghiệp ra đời. Càng lớn khôn, Xinh càng quý trọng thương yêu mẹ. Rồi một ngày nọ, Xinh từ giã mẹ đi tòng quân chống Mỹ. Chị em rất quý mến và khen Xinh là có duyên. Mà Xinh có duyên thật. Từng lúc, cô thấy lòng rộn lên niềm vui. Nhiều lúc nhìn vào gương, cô chả thấy duyên đâu, chỉ thấy mình có màu da đen đúa! Xinh nhủ thầm: thà đừng nhìn thấy mình còn hơn. Một nỗi buồn man mác. Người con gái ấy có nhiều tâm tư mặc cảm về cuộc đời mình. Khi gặp địch thì đánh rất dũng cảm. Đến khi kể lại với bạn lại như là chuyện bình thường:
- Lúc nghe tiếng súng phía trước tự nhiên tao nằm lăn ra đất, giương súng lên bắn đoành…đoành… không biết đạn bay đi đâu! Sau đó lại lên đạn lại, bắn về hướng địch.
Cô Liên nghe bạn nói cũng tham gia:
Hình :
Tổ trinh sát của LLVT bệnh viện bám trụ trong công sự đánh thiệt hại nặng một đại đội địch… (6-1970).
Hình :
Địch tháo chạy, để lại chiến lợi phẩm (6-1970) Hình :
Cứu chữa thương binh dưới hầm khi địch đang đánh vào bệnh viện(6- 1970)
Hình :
Đại tá Lê Bình nguyên Chính ủy K71A chỉ huy trưởng cuộc chống càn, báo cáo diễn biến của cuộc chống càn.
- Bấy giờ tao giựt cả mình, mọp sát đất, một tay nắm chắc trái lựu đạn, tay kia giữ thùng đạn B.40.
Thấy các bạn nói, Vinh cũng chen vào.
- Mình được cái tốt số nhảy xuống một hố bom với con Sang, con Nụ, con Lan. Đạn bay vèo vèo trên không, yên trí cho là mình an toàn nhất. Nhưng khi được lệnh chạy, ôi thôi là rối! Lớp mang súng, lớp mang đạn, trèo lên hố bom lại tụt xuống, lại trồi lại sụt vì đất sét gặp mưa ướt lầy nhầy trơn trợt. Khi ngoi lên được thành đất thì phải cố sức chạy cho kịp tụi bây, thật muốn đứt cả hơi. Đến nơi tạm dừng nghỉ, mặt mày đứa nào đứa nấy cũng mét xanh như tàu lá, như vừa qua một cơn sốt rét nặng.
Phấn nói với giọng cà lăm rất tự nhiên như vừa qua không có chuyện gì xảy ra:
- Tao… tao thấy thế… thế, mà vui!
TIẾNG SÖNG LÖC RẠNG ĐÔNG…