THAY LỜI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 83 - 89)

tấm bom đạn trút xuống khu vực “Móc Câu” cũng như bao nhiêu nơi khác để hủy diệt sự sống. Xưa nay đáp số của những kẻ đi làm điều phi nghĩa gây tội ác thường đi ngược lại cái tham vọng đen tối của nó và chuốc lấy tai họa.

Mỹ tính từng thước vuông đất để giết sạch, cướp sạch và phá sạch. Chúng muốn đất chết khô cằn, không gì ngoài hố bom, không có chim, không có cây, không có người, không có đồng ruộng, không có vườn tược, không còn có gì có thể cử động. Nhưng cái mảnh đất nhỏ “Móc Câu” kiên cường, bất khuất cũng như

bao nhiêu mảnh đất anh hùng trước lại mở rộng ra, cây cối lại đâm chồi nẩy lộc, chim thú sinh nở, con người thêm rắn rỏi hơn, cách mạng phát triển không ngừng.

Một buổi sáng cuối tháng 6-1970, tại khu nghĩa địa âm u hoang vắng, nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ, cây cối ở đây xơ xác tiêu điều, rải rác đây đó những hố bom, pháo, đất đá bị cày xới lên loang lổ lần thứ hai, thứ ba bởi B.52 và đạn pháo.

Người đã chết nằm xuống lại bị vực dậy ném đi tung tóe. Phần xác của họ không còn, nhưng tâm hồn cao cả, khí phách anh hùng của họ khẳng định chân lý sáng ngời của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”.

Đoàn cán bộ, nhân viên, thương bệnh binh tay cuốc tay xẻng thận trọng xới đắp lại những nấm mồ của các liệt sĩ: Báu y tá, Hộ y tá, Bình y tá, Nhàn y tá, Rứa y tá, Dương y tá, Xìa y tá, An bác sĩ, Nguyên y sĩ, Dũng y sĩ sản, Hải X.quang, Mẫn dược tá, Sơn bảo vệ, Nga dược công, Mừng bảo vệ, Dũng văn thư, Thư thông tin, Hà đội xe thồ, Bộ bảo vệ, Phu đội xe thồ… và bao nhiêu liệt sĩ thân thương khác.

Những người thầy thuốc, những anh chị em phục vụ đã tận tụy ngày đêm: chăm lo theo dõi từng hơi thở, nhịp đập trái tim, tiêm từng mũi thuốc, bón từng muỗng súp, miếng cơm cho bệnh nhân để đem lại sự sống lành mạnh cho bao nhiêu người đau khổ thì ngược lại chính những người làm điều tốt lành đó lại là nạn nhân của bom đạn Mỹ. Văn minh của Hoa Kỳ là thế đấy!

Đoàn người đã thắp lên ở từng ngôi mộ nén hương trầm, cắm cành hoa rừng đỏ, sửa lại tấm bia bằng gỗ quý chắc bền, nước mắt ràn rụa tiếc thương người đã mất, cúi đầu tưởng niệm các chiến sĩ vô danh mà tên tuổi của họ để lại cho muôn đời con cháu. Họ đã vĩnh viễn nằm xuống cho bao nhiêu người trong bệnh viện sống. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của dân tộc mình và cho đất nước bạn. Trong cuộc càn quy mô này bệnh viện có chín cháu ra đời. Tiếng oa oa của các cháu trong lửa đạn xướng lên thế hệ nối tiếp người đã khuất.

Mẹ các cháu mang nặng đẻ đau mà phải chịu đựng biết bao bom đạn, lo lắng hồi hộp cho bản thân mình và lo cho đứa con nằm trong bụng hoặc mới sinh ra. Các bà mẹ cũng là hiện thân của lòng hy sinh dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất. Có bà mẹ bị trái pháo rớt trúng ngay mình, cắt đứt làm đôi, chết bỏ lại cháu bé mới sinh mà bệnh viện phải chăm sóc nuôi cháu lớn khôn để trao lại cho cha cháu.

Ghé thăm cháu ngoại của mình vừa mới sinh, anh Bình âu yếm bồng cháu vào lòng mà ngùi xúc động. Anh nhớ lại ngày nào con gái của mình còn bụng mang dạ chửa cùng tham gia chống càn như bao chị em khác, nay vẫn sống và sanh đẻ dưới bom đạn ác liệt. Anh nghĩ lại cơn bão thép ngợp trời thử thách đã qua mà cái giá sinh mạng bao nhiêu người ngã xuống để cho bệnh viện đứng vững hiên ngang ở mảnh đất nhỏ “Móc Câu”. Anh nhủ thầm: không hiểu tại sao lúc bấy giờ, từ cán bộ đến chiến sĩ, từ hộ lý, y tá, y sĩ rồi bác sĩ, với một tâm hồn rất mực thanh thản, có đủ sáng suốt và tri thức xử lí được nhiều tình huống hết sức khó khăn

phức tạp, tưởng chừng không vượt qua được, bằng hành động dũng cảm mưu trí và linh hoạt. Phải chăng cái đáp số rút ra là chân lý sáng ngời của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã thấm vào tận xương máu của chiến sĩ, cán bộ, biến thành lòng tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng. Bằng hành động cách mạng sẵn sàng hy sinh xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chính vì vậy càng thấy bùi ngùi thương cảm và biết ơn bao nhiêu đồng chí thân thương khác không còn nữa. Cuộc sống hiện tại còn bao nhiêu việc phải lo toan, làm cho con người phần nào xao lãng cái kỳ tích đã qua. Nhưng những kỳ tích lẫy lừng ấy sẽ sống mãi với thời gian và góp phần hun đúc những đồng chí may mắn còn sống phát huy bản chất tốt đẹp của cách mạng trở nên anh hùng quân đội, anh hùng lao động những cốt cán tiêu biểu của ngành y học hiện đại của đất nước. Nhưng đồng thời cũng để lại cho đời sau bao tự hào tiếc thương đối với những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống khi còn rất trẻ, vì hạnh phúc của mọi người, không mảy may tính toán riêng tư. Lòng hy sinh dũng cảm ấy phản ánh đúng tính chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành quả nghiên cứu, bảo vệ người bệnh, bảo vệ cơ sở hoạt động khoa học kỹ thuật. Chính những người hăng hái nhất trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng là những người hăng hái xung phong, sẵn sàng cầm súng để diệt địch, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng những người người mà mình đã chăm sóc với tất cả tình thương yêu ruột thịt.

Bỗng anh Bình nhớ lại mấy câu thơ của anh Ba Nhân, đã cảm xúc viết sau cuộc càn để tặng bệnh viện.

“Hầm hơi tối nhưng tâm hồn trong sáng Chiến công anh rực rỡ cả lòng tôi

Chỉ ức mình không còn tuổi đôi mươi Làm chiến sĩ ngược xuôi nơi tiền tuyến, Trong mưa đạn, bão bom, giông hỏa tiễn, Dâng món quà tặng viện để mừng công”.

Những kỳ tích ấy vẫn sáng ngời và còn tồn tại mãi với thời gian vì nó cần cho sự vươn lên và đi tới của hiện tại.

Luồng gió lạnh vi vút lùa vào căn hầm. Gió cuốn theo những chiếc lá khô ở các cành, bay lả tả trên mặt đất.

Anh Bình cúi đầu sát che gió cho cháu ngoại. Ngoài trời, vừng hồng tỏa sang cho muôn loài.

Hình :

Đồng chí Lê Bình - Chính ủy bệnh viện, chỉ huy trưởng cuộc chống càn đang triển khai phương án tác chiến và giao nhiệm vụ cho các cánh quân.

Hình :

Đồng chí Lê Bình (bên phải) thay mặt cán bộ chiến sỹ bệnh viện nhận cờ và huân chương chiến công hạng nhất của Chính phủ CMLTCHMNVN trao tặng.

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ... 4

ĐÊM LIÊN HOAN ... 6

BÁM TRỤ - TỔ CHỨC BA THỨ QUÂN ... 11

TRẬN MỞ MÀN ... 19

ÁNH ĐÈN CỦA TẤM LÕNG ... 25

ĐƯỜNG DẪN ĐẾN KHO ĐẠN ... 37

TIẾNG SÖNG LÖC RẠNG ĐÔNG… ... 40

“CÕN NON CÕN NƯỚC CÕN NGƯỜI” ... 44

ĐÁNH GIẶC GIẢ… ... 49

TIẾNG SÖNG KHÔNG BAO GIỜ DỨT… ... 54

MẠNH TAY HAY…BÓ TAY ... 56

MỘT SỰ PHỐI HỢP KHÔNG HẸN TRƯỚC ... 64

TRẬN ĐỌ SỨC CUỐI CÙNG BA NGÀY ĐÊM VỚI SẮT THÉP ... 72

BỆNH VIỆN ĐÁNH GIẶC

Của

LÊ BÌNH

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc : HUỲNH VĂN TỚI Tổng biên tập: ĐẶNG TẤN HƯỚNG Biên tập : LÊ ĐĂNG KHÁNG

Trình bày : QUANG NGỌC Sửa bản in : (Biên tập)

In: 850 bản, khổ 13 x 19 cm

In tại: XÍ NGHIỆP IN ĐỒNG NAI Số đăng ký KHXB: 21VH/19 QLXB Cục xuất bản cấp ngày 8-1-1998

In xong và nộp lưu chiểu tháng: 3 năm 1999

NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI, Số 4, Nguyễn Trãi, Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại: (061) 822613 - Ban biên tập: (061) 825292

Hình

LÊ BÌNH

Sinh năm 1921, tại Điện Bàn – Quảng Nam. Hoạt động tại chiến trường Miền Đông từ 1945 - 1985 trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và biên giới Tây Nam.

Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 83 - 89)