MỘT SỰ PHỐI HỢP KHÔNG HẸN TRƯỚC

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 64 - 72)

ngọn đồi của đại pháo ĐB.20, cối 81, B.40-41, lựu đạn, bộc phá… Công sự bị cày xới, khói thuốc bộc phá để lại những vết đen trên cỏ. Áo quần nguỵ rách tưa, dính đầy máu vứt rãi rác trên mặt trận. Băng, bông, gạc, thuốc men ùn thành đống trên những vũng máu khô đen xỉn. Không khí thoang thoảng mùi chuột chết.

Đó đây còn vài trái lựu đạn gài tại chỉ huy sở tiểu đoàn địch. Những cạm bẫy ấy cũng không cứu được quân ngụy thua chạy.

Ai cũng nghĩ rằng sau khi tiểu đoàn địch bị đánh thiệt hại nặng, B.52 sẽ đánh trả đũa để lấy lại tinh thần quân ngụy. Do đó việc đi lại ngày đêm trong căn cứ đều hạn chế. Mọi sinh hoạt đều ở dưới hầm. Trên các con đường lớn của bệnh viện, thỉnh thoảng xuất hiện anh em trinh sát, tay nắm chặt khẩu tiểu liên AK rảo bước. Vài đồng chí bác sĩ vừa đi vừa trao đổi việc hội chẩn cấp cứu. Xa xa chỉ còn vọng lại tiếng bổ củi cộc…cộc… của anh nuôi. Bầy chim sẻ vụt bay nhanh. Trẻ em hết dám nô đùa.

Mười giờ đêm 20-6-1970, pháo địch ở các hướng dội rầm rầm vào bệnh viện như giã gạo. Nó bắn thành lệ sau mỗi lần thua đau, bệnh viện chấp nhận sự bắn phá ấy cũng thành thói quen. Mãi rồi anh chị em cũng chai đi như vết thương đã thành sẹo.

Đến một giờ khuya, trên bầu trời xuất hiện máy bay C.130 lượn tròn vòng rộng tìm mục tiêu. Tiếng rền rĩ của nó nghe phát ngấy. Bỗng nhiều tiếng nổ rền vang, kéo dài khoảng bốn mươi lăm phút, tiếng nổ có lúc nghe rất lớn như tiếng bom, át cả mọi thứ tiếng nổ kéo dài trong khoảng không mờ mịt. Ánh sáng đỏ chói rực một góc trời, nhiều cột khói trắng bốc cao như những đám cháy lớn.

Anh Tư Ka, trực tác chiến báo cho các khoa ban biết đó là tiếng nổ của các loại bom bi: bom mẹ, bom con…đánh vào trường đào tạo bác sĩ và anh nhắc nhở mọi người tránh xa miệng hầm.

Trường quân y cao cấp của Bộ tư lệnh Miền đang đào tạo hơn một trăm học viên. Những y sĩ lâu năm khắp cả chiến trường được tập trung về học khóa đào tạo bác sĩ. Số cán bộ này đã qua phục vụ và chiến đấu gian khổ, hy sinh. Anh chị em đã vật lộn, tranh chấp với địch từng tấc đất để sinh tồn. Họ nằm bờ, nằm bụi, ở hầm bí mật, lặn lộn với sông rạch ở vùng ven cũng như thi gan với muỗi mòng, sốt rét ở rừng núi. Chưa kể phải chịu đựng với bom pháo đủ loại lúc nào cũng sẵn sàng tiêu diệt họ.

Từ năm 1965 đến 1970, trường đã đào tạo gần 300 bác sĩ. Học viên khi đến trường phải biết làm đủ thứ việc: lao động tự xây cất lấy nhà ở, làm hội trường để học và các tiện nghi sinh hoạt khác. Công việc nặng nhọc nhất là đào hầm hào, công sự để chống phi pháo và để chiến đấu chống giặc càn quét. Ngoài nhiệm vụ chính là học tập, họ còn là chiến sĩ cầm súng, vừa là lực lượng tải thương, tải súng đạn, lương thực, thực phẩm. Lúc cần thiết còn được cấp trên huy động đi phục vụ cho chiến đấu và chiến dịch. Khi trường bị oanh tạc phải dời cứ còn phải xây dựng lại từ đầu. Phương châm xây dựng của trường là: “Vừa xây dựng nhà trường, vừa học tập, gắn chặt nhà trường, lý thuyết kết hợp với thực hành”.

Khóa học 1969-1970 ở Trảng Tròn, trường bị máy bay B.52 đánh thiệt hại nặng. Một số đồng chí học viên bị thương vong. Anh Ba Thọ tức anh Trương Công Trung, hiệu trưởng của trường là người rất say mê với việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ nối tiếp. Lúc bom B.52 nổ, anh Ba Thọ nằm sát miệng hố bom. Do sức ép

của bom, mắt anh bị lòa, tai điếc, ngực căng tức, đầu bị chấn động mạnh vì sỏi đá văng trúng. Nhưng anh vượt qua được cơn hiểm nghèo và sau đó lại lao vào sắp xếp cơ ngơi mới của trường.

Cán bộ khoa khọc kỹ thuật thời chiến phải biết tự trang bị cho mình ý thức toàn năng: học giỏi, chiến đấu giỏi, công tác tốt, sản xuất, chăn nuôi thành thạo…

Việc học tập có từng lúc bị gián đoạn vì địch càn quét đánh phá liên miên. Nhưng nội dung và chất lượng dạy và học phải bảo đảm. Do đó qua nhiều khóa học, kết quả ra trường thuộc loại khá, giỏi chiếm tỷ lệ 80-90%. Tuy nhiên anh chị em cán bộ học viên có nhược điểm là trình độ văn hóa không đồng đều. Việc tiếp thu khoa học kỹ thuật có vất vả khó khăn. Nhưng đó lại là lớp người có nhiệt tình cách mạng, giàu lòng hy sinh dũng cảm. Để bù lại nhược điểm, phương pháp giảng dạy của trường luôn luôn được cải tiến: dạy dễ hiểu dễ nhớ, học viên tiếp thu. Đồng thời cũng nhằm vào mục tiêu chủ yếu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nên học viên rất cố gắng, chăm chỉ học tập để phục vụ kịp thời cho chiến trường. Về sau này có từ 2/3 đến 3/4 số học viên của trường đã trở thành những cán bộ chủ chốt của ngành y trong lực lượng vũ trang Miền. Nhiều đồng chí đã trở thành anh hùng quân đội.

Trong cuộc chống càn của K.71, trường đào tạo bác sĩ đảm trách cáng một phần lớn thương binh nặng cho bệnh viện vì bệnh viện là nơi thực hành của trường đào tạo bác sĩ. Và suốt quá trình làm nhiệm vụ cáng thương, anh em học viên bác sĩ đã hy sinh và bị thương 3 đồng chí.

Anh Ba Nhân và anh Tư Bình đi thăm trường đào tạo bác sĩ bị đánh bom vừa về đến nhà thì máy bay B.52 đến thả bom ầm ầm gần khoa ngoại.

Từ đầu dây, tiếng của anh Tư Cán có vẻ lo lắng:

- Báo cáo anh Tư, bác sĩ Hoài Nam vừa ở ban y vụ về thì bị B.52 đánh ở hướng ấy. Tôi đã cho anh em hỏa tốc xuống nắm tình hình.

- Anh đã báo cho anh Ba Nhân biết chưa? - Dạ, đã báo rồi anh Tư! Anh Ba cũng rất lo.

- Chúng ta cùng xuống xem tình hình tại chỗ – Anh Bình uống vội ly nước và rời khỏi hầm. Anh vừa đi vừa tự nhủ: Chà! Gay go đây! Còn cả chục ca trọng thương chưa giải quyết. Nếu như anh Hoài Nam có bề gì sẽ có nhiều khó khăn. Suốt 50 ngày đêm, Hoài Nam đã giải phẫu an toàn trên một trăm ca vỡ lách, vỡ gan, thận, thủng ruột, vỡ sọ não, gãy chân, tay…Đặc biệt có lần mổ lớn, một ca thương binh bị thủng nhiều đoạn ruột, vỡ lách và gan. Hoài Nam đứng mổ suốt từ sáng đến chiều mới hoàn tất ca mổ.

Khi anh Bình và anh Cán đến căn hầm của bác sĩ Hoài Nam, Minh Nguyệt, vợ anh vui vẻ chào đón hai anh như không xảy ra việc gì. Chị nói một cách thản nhiên:

- Anh Hoài Nam vừa bị bom B.52 suýt chết. Anh nằm cách miệng hố bom một mét, bị chấn động mạnh ảnh chảy máu miệng và tai. Bom vừa dứt anh chạy

nhanh về lo mổ cấp cứu thương binh. Nói xong, Minh Nguyệt đem nước mời anh Bình và anh Cán rồi lại cạnh chiếc nôi đưa con ngủ.

Bác sĩ Hoài Nam nằm nghỉ ở giường, gượng ngồi dậy. Anh rít hơi thuốc lá rừng, chớp chớp đôi mắt, miệng cười hề hề hồn nhiên, diễn tả lại trận mưa bom của B.52.

Vừa nghe tiếng gió của B.52 tôi nằm nhoài ra đất. Bom nổ xối xả chung quanh, người tôi như dính chặt trong đất. Tôi không còn biết trời trăng gì nữa, nghĩ bụng, chắc chết thôi! Hết đợt bom thứ nhất tôi mở mắt rất khó khăn vì cát bụi bám đầy mắt, nước mắt nước mũi ràn rụa có cả máu. Tôi nhìn bầu trời cây lá quay tròn trước mặt. Đầu tôi gác sát miệng hố bom. Rờ khắp mình không thấy dấu vết thương tích gì, tôi nhanh chóng lăn luôn xuống hố bom, thầm nghĩ: không lẽ bom lại rơi vào hố cũ? Tôi trân mình chịu đựng đợt bom thứ hai và thứ ba. Dứt bom, tôi leo lên hố bom nhìn khắp xung quanh: nhà cửa, cây cối sập đổ ngổn ngang, có một số đồng chí bị thương phải cấp cứu. Lúcbấy giờ tôi chỉ lo là không may bị thương thì rất khó vì còn cả chục thương binh đang chờ mổ cấp cứu ở khoa. Lúc tôi nằm ở dưới hố bom có những tảng đá rất to bay rớt bịch bịch sát người tôi. Hoài Nam nhếch miệng cười và nói: Thật là bom tránh người! Xong anh móc ở túi quần lấy ra chiếc khăn dính đầy máu.

Bác sĩ Hoài Nam là học sinh khóa 1 của trường đào tạo bác sĩ Miền. Anh thi ra trường đậu số 1, thuộc loại ưu tú.

Trong chiến tranh chống Pháp, anh làm y tá ở tỉnh đội Mỹ Tho. Khi tập kết ra Bắc, anh theo học lớp y sĩ và trở về Nam từ đầu năm 1959 theo đoàn cán bộ để chăm lo sức khỏe cho các đồng chí đi họp ở Hà Nội về.

Anh có khuôn mặt tròn, mũi cao, đôi mắt sáng đầy cương nghị. Anh sẵn sàng lao vào những công việc khó khăn, nhưng lại có tác phong sinh hoạt giản dị gần gũi quần chúng, luôn luôn nhận khó về mình, nhường dễ cho bạn. Ai cũng dễ nhận ra anh là con người đôn hậu dễ mến.

Trong cuộc càn quét của địch vào bệnh viện, anh Hoài Nam là người rất có trách nhiệm đối với thương bệnh binh, bà mẹ và trẻ em. Nhớ lại mấy ngày đầu của cuộc càn, do chưa nắm được tình hình chung nên đã điều tạm số thương binh nặng, số bà mẹ và trẻ em lên khu vực bệnh viện K.116. Giặc tập kích vào trại các bà mẹ và trẻ em, anh Hoài Nam đã trao đổi chớp nhoáng với anh Năm Phong phó chánh ủy K.71. Sau đó anh Hoài Nam đã cương quyết sử dụng một trung đội bảo vệ cùng anh em đánh địch suốt hai giờ liền bảo vệ được trọn vẹn số thương binh nặng, số bà mẹ và trẻ em. Sau đó các anh đã bố trí chu đáo cho mọi người trở về căn cứ an toàn mặc dù dọc đường về, nhiều toán biệt kích địch vẫn phục kích chận đánh tiếp tục.

Đêm ấy, tội nghiệp nhất là các cháu nhỏ phải cho chúng uống thuốc ngủ để các cháu không la trên đường, lộ bí mật cuộc hành quân. Hoài Nam tay bồng con, đang ngủ mê mệt, vai đeo chiếc ba lô nặng trĩu, lại phải dắt vợ và chị đang lên cơn sốt rét.

Tại căn cứ hầm rộng 50 mét vuông, cao 2,50m, nền hầm nhoe nhoét nước mưa chảy từ cửa miệng hầm xuống. Ở ngách hầm còn đào thêm mấy chục mét giao thông hào để làm nơi hậu phẫu. Xung quanh vách hầm đều tấn kín bằng ny lon. Một chiếc mùng trắng lớn quây xung quanh phòng mổ. Phòng chỉ có ba cái bàn. Một bàn bệnh nhân nằm đang được chuyển máu hồi sức. Bệnh nhân bị thương ở đầu và bị đạn xuyên thủng nhiều khúc ruột. Đầu anh băng trắng chỉ còn đôi mắt nhắm nghiền và mũi là hở. Từ chân đến ngực được phủ lớp vải trắng. Một bàn nhỏ để dụng cụ và một bàn để các loại thuốc và dịch chuyền. Ở góc hầm có một chiếc xe đạp ngoắc cố định trên một cái giá bằng gỗ.

Trên mặt đất nóc, căn hầm mổ và xung quanh đều ngụy trang bằng cành khô để cho tiệp với màu đất vì B.52 đã thổi bay mất cái sườn nhà lợp bằng tôn và dọn sạch cây cối xung quanh.

Kíp mổ của khoa ngoại đã tập trung làm việc hơn hai giờ đồng hồ. Không khí trong phòng mổ thật im lặng, chỉ còn nghe tiếng lạo xạo của dao kéo… tiếng rè rè của xích đạp lăn đều đều trên đĩa quay, thỉnh thoảng có tiếng trao đổi rì rầm của phẫu thuật viên qua mạng che miệng. Ánh đèn chiếc xe đạp lúc mờ lúc tỏ chiếu vào ổ bụng của bệnh nhân. Anh Hoài Nam, phẫu thuật viên chính, hai tay đeo găng ny-lon trắng đang cố gắng tập trung đôi mắt sáng vào chùm ruột mà anh đã cẩn thận đưa từ ổ bụng ra. Thỉnh thoảng anh phải nhờ y sĩ Minh Nguyệt, vợ anh chấm nước mắt chảy ràn rụa ở đôi mắt của anh vì bị chấn thương của đợt B.52 trước đó. Một cảnh thương binh mổ cho thương binh!

Hoài Nam lần mò vuốt từng đoạn ruột để tìm các vết thương. Đùm ruột của bệnh nhân nằm trải ra ở bàn không khác gì người ta moi cả bộ lòng heo để ngổn ngang và chắc ai được trông thấy lần đầu sẽ rất đỗi ngạc nhiên vì không hiểu sau đó, bộ lòng ruột này của bệnh nhân sẽ xếp lại như thế nào!

Thỉnh thoảng anh ngừng tay trao đổi với nữ bác sĩ Đậm, người phụ mổ của anh:

- Ta cắt bỏ đoạn ruột này và nối lại. Ta khâu từng vết xong làm tiếp các lỗ thủng khác.

- Kiểm tra thật kỹ, sơ suất để sót một vết nhỏ nào cũng sẽ gây tai biến cho bệnh nhân.

Một vài trái pháo nổ đánh rầm phá tan bầu không khí yên tĩnh trong phòng mổ. Cát bụi rơi sàn sạt trên trần ny-lon. Kíp mổ vẫn đang làm việc. Y sĩ Minh Nguyệt tiếp tục trao dao kéo, băng gạc liền tay, lanh lẹ và kịp thời. Từng lúc Kim Hà y sĩ gây mê hồi sức khoát tay báo cho phẫu thuật viên ngừng mổ vì huyết áp, mạch nhiệt của bệnh nhân tụt, dao động. Không khí lại giãn ra. Các loại thuốc hồi sức cho bệnh nhân được tiếp tục bổ sung. Những lời động viên biểu dương tổ xe đạp phát ra ánh sáng được nhắc đến. Anh em cười khúc khích trước lời động viên của thủ trưởng. Đúng là tổ xe đạp làm rất cật lực. Thợ điện Xây và y tá Tây rất vất vả. Nhất là y tá Tây, người thương binh bị chấn thương sọ não nặng năm xưa, tuy nay đã lành mạnh nhưng thỉnh thoảng anh bị đau đầu. Mồ hôi lúc nào cũng ướt

đầm áo của hai anh. Các anh thay phiên nhau đạp đều đều chiếc xe, lúc cúi khom, khi ngồi thẳng như người đi dạo phố ban đêm, để cho bóng đèn xe phát ra ánh sáng phục vụ ca mổ vì cái máy điện 300W bị B.52 đánh hỏng. Thợ điện Xây lo nhất là bóng đèn đứt dây tóc vì không còn bóng dự trữ. Thỉnh thoảng các cô y tá mang đến cho các anh một ly nước uống lấy sức.

Trong lúc ca mổ đang làm việc khẩn trương thì trên bầu trời có tiếng ù…ù… rền vang của đàn trực thăng bảy chiếc kéo đến bắn hỏa tiễn ầm ầm xung quanh khoa ngoại. Mười lăm phút sau chúng rà xuống đổ quân ở bìa trảng cách khoa ngoại 700 mét.

Kíp mổ vẫn kiên định nhiệm vụ. Một sự bình tĩnh kỳ lạ! Hoài Nam vừa khâu vá vết thương vừa ra lệnh cho bác sĩ Lữ Tấn Phát:

- Anh thay tôi chỉ huy lực lượng của khoa chận đánh địch nếu nó đột vào. Tại bìa rừng, có con đường vào khoa ta đã tổ trinh sát của viện bố trí cảnh giới, cả lực lượng của viện cũng sẵn sàng chi viện. Vì đây là kế hoạch hợp đồng chặt chẽ với ban tác chiến và ban y vụ khi có những ca mổ lớn để đề phòng địch nhảy chụp.

Trong toàn bệnh viện đã có lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng chi viện cho khoa ngoại.

Sau một hồi rượt bắn bọn trực thăng bay thấp, ba anh trinh sát: Minh dược tá, Sơn bảo vệ, Nhẫn anh nuôi quay về trụ tại công sự ở bìa rừng, chận đường tiến công của bọn biệt kích vào khoa ngoại.

- Nó thấp thoáng kia rồi!

Minh tổ trưởng phát hiện địch trước. Anh nhìn Sơn và Nhẫn, phân công chớp nhoáng:

- Chúng còn cách ta 300 – 400m. Các anh kiểm tra lại súng và lựu đạn, ngụy trang thật kín đáo. Tôi sẽ nổ súng lệnh trước diệt bọn chỉ huy và các điện đài đi kèm. Kinh nghiệm viện đã phổ biến qua mấy trận: chỉ huy và điện đài bị tắc tịt thì

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 64 - 72)