ĐÁNH GIẶC GIẢ…

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 49 - 54)

gian qua chậm, không gian hẹp lại. Nhưng con người đã quyết làm, dám làm và biết làm thì thời gian qua nhanh, không gian lại rộng ra. Địch đã thấm đòn khắp các nơi nên tạm nghỉ xả hơi để bổ sung lực lượng. Ta cũng nhân cơ hội chấn chỉnh đội ngũ. Khi anh Bốc trung đoàn trưởng cùng một số cán bộ của đoàn Củ Chi thăm bệnh viện, anh em rất phấn khởi, đây cũng là lần đầu tiên bệnh viện liên lạc với đơn vị bạn.

Dưới hầm sâu, anh Tư Bình nói với anh Ba Nhân:

- Càng lăn lộn với lửa đạn anh chị em mình càng trưởng thành, lực lượng của viện càng dày dạn hơn tuy phải trả với giá đắt mất một số đồng chí cốt cán trong đó có 2/3 là đảng viên. Trong việc điều trị và nuôi dưỡng thương bệnh binh,

các đồng chí đảng viên và đoàn viên đều hết lòng lo cho người bệnh không kém phần dũng cảm như anh em trực tiếp chiến đấu. Anh Ba xem nhé: “Ở khoa ngoại, mỗi lần điều chỉnh thương binh từ phòng mổ lên các hầm của trại thương bệnh binh cũng phải khẩn trương và dũng cảm lắm mới làm nổi vì phải canh chừng pháo bắn thường xuyên. Hoặc ngay việc đi giặt băng gạc, áo quần bệnh nhân ở ngoài giếng xung quanh các trảng trống cũng phải có trách nhiệm lắm đó vì không lúc nào vắng tiếng bom pháo. Có lúc đi giặt băng gạc mà phải trả giá bằng máu. Nhưng anh Ba – Anh Bình với giọng trầm trầm – Trong cuộc càn cũng có một số người không làm tròn nhiệm vụ đã bị thi hành kỷ luật, hoặc có không ít người dao động hoang mang chỉ lo bám hầm, cầu an bảo mạng, gây một ấn tượng xấu trong đơn vị.

Anh Ba Nhân:

- Anh Tư à, đó là một sự diễn biến tất nhiên trong lúc khó khăn ác liệt, khi anh em mình chưa xác định được hết trách trách nhiệm, chưa quan niệm rõ ràng giữa cái sống và cái chết thế nào cho hợp với đạo lý. Nhưng nói chung hầu hết anh chị em ta đều rất tốt. Thương bệnh binh được phục vụ chu đáo, công tác điều trị nuôi dưỡng, chăm sóc khá tốt, tuy hoàn cảnh bệnh viện ta đang tập trung chống càn. Họ vẫn vững tin ở lãnh đạo, chỉ huy của chúng ta. Hơn nữa ở khoa nội có anh Sáu Trào, chính trị viên khoa, trước kia, anh Sáu là tham mưu phó tỉnh đội Bà Rịa, bị đau gan nặng và đái đường nên sau khi điều trị tạm ổn định, được giữ lại bệnh viện làm công tác luôn ở khoa cán bộ nên anh em an tâm tin tưởng, không có ai than phiền trách móc điều gì đối với bệnh viện.

Anh Bình cố ôn lại khoảng thời gian cay nghiệt đã qua:

- Lúc giặc mới càn, do chưa lường hết được tính chất, quy mô, cường độ rộng lớn, ác liệt và phức tạp của cuộc càn nên mấy ngày đầu, viện tạm đưa thương binh nặng đến đơn vị bạn. Nhưng qua thực tế ngày càng rõ là, ở đây cũng không ổn nên vất vả lắm mới đưa được anh em về. Lúc tình hình quá găng, nếu địch đánh được vào bệnh viện, sát hại thương bệnh binh, các bà mẹ và các cháu như chúng đã làm đươc ở một số nơi thì trách nhiệm của lãnh đạo ở đây như thế nào? Nghĩ đến đó thần kinh thật căng thẳng làm sao. Chính vì vậy, nhiều lúc anh chị em và nhất là lãnh đạo viện không biết đói, biết khát là gì. Cái đói, cái khát lúc ấy là trách nhiệm nặng nề đối với thương bệnh binh, các bà mẹ và trẻ em. Và như chợt nhớ ra, anh Tư nói tiếp:

- Giờ đây ta còn bị cô độc như lúc ban đầu. Nhưng sắp tới có thể địch tập trung đánh mạnh hơn vì cuộc càn quét còn diễn biến ác liệt. Khi làm việc với đoàn Củ Chi chúng ta sẽ phản ánh rõ tình hình của bệnh viện và dự kiến phương án đối phó tới.

- Có thể ta đề nghị đoàn Củ Chi một số chi viện cần thiết – Anh Ba Nhân tiếp lời và như để tham khảo thêm anh Bình.

- Đúng anh Ba ạ! Mình sẽ xem tình hình cụ thể của các đồng chí ra sao rồi có ý kiến. Khả năng xin chi viện là thực tế, có thể được đó là anh Ba.

* * *

Mấy hôm nay, ở các hướng địch bớt hoạt động. Thỉnh thoảng năm mười quả pháo nổ xung quanh bệnh viện. Nhưng ở trên không có nhiều lượt máy bay trực thăng hai chong chóng tấp nập bay đi bay lại ở các chốt xung quanh. Ngoài việc chuyên chở phương tiện, lương thực, chúng còn chở theo dưới bụng những khẩu pháo, những chiếc xe tăng, thiết giáp và các thùng sắt vuông to.

Hằng ngày ẩn mình dưới các bụi le còn lại, anh em trinh sát theo dõi sự vận chuyển trên không của địch, ghi vào sổ nhật ký để nhận định âm mưu, ý đồ của chúng.

Ở các khoa ngoại và khoa sản, hậu phương tạm thời của bệnh viện, có gần ba bốn chục trẻ em lớn, nhỏ. Lúc tình hình tạm ổn chúng đổ ra đường chạy nhảy, hò hét, cút bắt, mặc cho các bà mẹ năn nỉ, ỉ ôi. Chỉ lúc nào pháo địch nện vào bệnh viện hoặc báo động có máy bay mới mong giải tán được chúng thôi. Trò chơi sôi nổi nhất của các em là chia làm hai bên đánh giặc giả. Người lớn lúc nào cũng lo cho tính mệnh các cháu. Nhưng ngược lại các cháu lúc nào cũng thích nô đùa một cách hồn nhiên.

- Ì chéo…éo…Ì chéo…- Đó là tiếng réo lên của một cháu bé lớn đứng sau gốc cây, vừa bắn bằng miệng vừa giương cây súng giả bằng cây.

- Xung phong…Xung phong…- Bé khác la to kéo dài.

- À! Mầy bị bắn “chết” rồi, không chịu thua còn chạy đi đâu? Đồ ăn gian. Nghỉ chơi! - Một bé khác bực tức la lớn.

Cuộc cãi vã ồn ào tranh nhau hơn thua. - Im ngay! Không cãi cọ lộn xộn.

Em bé lớn có vẻ là người chỉ huy cao nhất, quát to thằng bé bị “trúng đạn”: - Mầy “chết” rồi phải đi ra ngoài vòng chơi, đứng đằng sau gốc cây to kia! Nếu không nghe, tao không cho chơi nữa đó nghen!

Cậu bé “trúng đạn” mặt tiu nghỉu bước ra rìa cuộc chơi.

Trò giải trí kéo theo một số khán giả bệnh nhân đã khỏe ngồi quanh các miệng hầm, xem các cháu đánh “giặc”. Thỉnh thoảng trong số khán giả nhiệt tình có ý kiến mách nước cho các em ở thế bị “lép vế”.

- Nè coi chừng, nó xuyên hông tụi bây, bị bắt làm tù binh cả đám đó. - Mấy chú thương binh không được chơi!

Anh em thương binh bật cười.

Mẹ các cháu rầy la nhiều lần, nhưng cái trò đánh giặc giả vẫn cứ tiếp tục mỗi lúc một hăng.

- Pháo nó ăn chúng mày! Pháo nó ăn chúng mày! Nói không biết nghe lời – Một bà mẹ bực tức mắng con.

Đáp lời người mẹ chỉ còn nghe tiếng súng và lựu đạn nổ ồm ồm ở cửa miệng các em: tạch…tạch…tạch…tạch…đoàng…đoàng…không biết mệt mỏi.

Vài trái pháo nổ rầm rầm. Trận đánh tạm ngưng. Trò chơi này còn tiếp tục dài dài khi tình hình trở lại yên tĩnh.

* * *

Sau khi hai thủ trưởng bệnh viện trao đổi xong công việc thì một trái pháo nổ đánh rầm ở đầu khu vực viện bộ. Tiếp đến trái thứ hai nổ ở cuối khu. Anh Bình thoáng nghĩ: nó bắn bao bọc, sẽ có bắn gấp. Anh Ba Nhân nêu ý kiến với anh Bình. - Bên nhà tôi hầm rộng rãi và thoáng, có đủ chỗ ngồi, tôi chạy về trước lo sắp xếp.

- Ấy khoan đã anh Ba! Pháo nó đang chỉnh để bắn hiệu lực, rất nguy hiểm. - Nhà chỉ cách 20 mét, tôi chạy nhanh kịp anh Tư.

Vừa nói anh Ba Nhân lao ra khỏi hầm. Nguy quá rồi! Anh Tư Bình hồi hộp – Một loạt pháo nổ ầm ầm rền vang quanh viện bộ. Một trái pháo nổ cách anh Ba Nhân 20 mét. Miểng ghim vào bắp chân phải của anh, máu chảy ra lai láng. Anh bật dậy như chiếc lò xo và phóng xuống hầm. Bất chấp pháo đang tiếp tục bắn, anh Bình cấp tốc lao theo.

- Có sao không anh Ba? – Anh Bình lo lắng hỏi. Với vẻ mặt thản nhiên, anh Ba Nhân đáp lại: - Xoàng thôi anh Tư, không sao cả!

Nhưng máu ở chân cứ rỉ ra, anh tự băng lấy.

Anh Bình quay sang anh Tư Ka trưởng ban hậu cần ngồi kế bên:

- Anh Tư Ka cho mời bác sĩ Hoài Nam lên khám vết thương cho anh Ba. Anh Ba Nhân ngăn lại:

- Chúng ta cứ tiếp tục họp cho kịp thời gian. Tôi đã cầm máu được rồi.

Anh Bình lắng nghe anh Bốc trung đoàn trưởng phản ảnh tình hình chung quanh khu vực Móc Câu mà lòng vẫn ái ngại cái vết thương của anh Ba Nhân. Anh tự nhủ: Thật không may mà lại may, nhìn lại chỗ trái pháo nổ, nếu anh Ba Nhân bước sớm một bước hoặc chậm lại một bước đều nguy hiểm đến tính mạng vì hai đầu đều có hai miểng pháo to ghim xuống đất. Nếu anh Ba Nhân có bề gì thật đáng ân hận. Tình huống diễn ra có vài giây mà mất đi một đồng chí thì buồn biết chừng nào! – Một thầy thuốc có năng lực, có nền nếp công tác chính quy, khoa học. Anh rất nghiêm khắc với cung cách làm việc tùy tiện, tắc trách của một số anh chị em thiếu tinh thần trách nhiệm. Khả năng trình độ đó không những thích hợp cho hiện

nay mà còn cho yêu cầu về lâu về dài. Giá như vết thương ấy mình gánh chịu cho anh, mình cũng sẵn sàng. Anh Bình lại tự an ủi: Dù sao anh Ba Nhân vẫn còn sống. Những số liệu của anh Bốc trung đoàn trưởng nêu lên làm cho anh Bình tập trung vào hội nghị:

- Toàn khu vực chúng tôi phụ trách: địch chết và bị thương 2.600 tên. Diệt 100 xe cơ giới. Bắn rơi và bắn bị thương 30 máy bay các loại. Trọng điểm đánh phá của địch là khu vực Móc Câu, nhưng chúng chưa đạt được mục đích. Từ chỗ hùng hùng hổ hổ đổ quân càn quét, đánh phá, chúng bị ta phản công lại tới tấp. Cụ thể là các tiểu đoàn dù ngụy số 3,4,6,9 cùng với bốn đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn thiết giáp 11 ngụy đều bị thiệt hại nặng. Theo nhận định của trên, tới đây chúng sẽ cố gắng lấy lại sức, bổ sung lực lượng đánh phá mạnh hơn. Do đó... - Anh Bốc tiếp với giọng sôi nổi:

- Những ngày còn lại của tháng 6 này, ta phải chủ động đánh bồi, đánh nhồi, kết hợp giữa các thứ quân, bằng tất cả các loại vũ khí thô sơ, hiện đại, với cách đánh thích hợp, một tổ cũng đánh, một người cũng tấn công. Phải diệt gọn, bắt tù binh, thu vũ khí.

Rồi với giọng vui vẻ và tự hào, anh Bốc nói tiếp:

- Chúng tôi vừa nhận được điện của cấp trên biểu dương các đơn vị chủ lực, địa phương, cơ quan, đơn vị bệnh viện, kho tàng…vừa qua đã đánh tốt, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu vũ khí, bắt tù binh, trong đó có bệnh viện của ta đây.

Trong lúc anh Bốc còn xem lại cuốn sổ tay điểm qua các đơn vị của đoàn Củ Chi thì anh Bình chen vào:

- Khi đi thăm thương binh, các anh định xin rút 20 anh em về đơn vị để bớt gánh nặng cho bệnh viện. Chúng tôi yêu cầu các anh vẫn cứ để bệnh viện lo cho các đồng chí ấy, không có gì khó khăn trở ngại cho chúng tôi cả. Anh em ta còn rất yếu, nhưng miễn khi địch vào, tay anh em còn bấm cò bắn được địch là tốt rồi.

Anh Bốc nhìn khắp căn hầm rồi nói tiếp:

- Riêng với đoàn Củ Chi, chúng tôi tăng cường cho bệnh viện một tiểu đoàn gồm có các đại đội 1,11,12 và 25 – Anh Bốc lại hạ giọng:

- Nói là một tiểu đoàn nhưng thực chất mỗi đại đội lúc này, quân số chỉ còn vài chục tay súng. Đại đội 25 đặc công còn 20 anh em. Nhưng chất lượng chiến đấu của các đại đội tốt.

Cuộc họp trở nên sôi nổi, vui vẻ hẳn lên. Khói thuốc thơm chiến lợi phẩm của đoàn Củ Chi tặng hội nghị làm căn hầm thêm ấm cúng.

Anh Bình ngả đầu sát anh Ba Nhân rỉ tai:

- Sự chi viện đúng lúc quá anh Ba! Thỏa mãn “dân cày” thiệt!

Hai anh cùng cười vui vẻ. Chắc lúc này anh Ba Nhân cũng quên hẳn cái chân đau!

TIẾNG SÖNG KHÔNG BAO GIỜ DỨT…

Một phần của tài liệu Benh vien danh giac (Trang 49 - 54)