- Sân thể thao thôn: có 106 sân thể thao/80 thôn, trong đó 80 sân thể thao
d) Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp của các ban ngành trong huyện nên sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển toàn diện, chất lượng giáo dục đạt được những kết quả tích cực, ổn định vững chắc và từng bước được nâng cao; cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy và học từng bước được nâng cấp đồng bộ ở tất cả các cấp, bậc học. Quy mô trường học, lớp học ngày càng hoàn thiện. Đội ngũ giáo viên được đào tạo nâng cao về trình độ, đáp ứng yêu cầu dạy học. Do vậy chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, hàng năm kết quả thi học sinh giỏi đạt giải có tỷ lệ cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Công tác quản lý, chỉ đạo, đổi mới giáo dục từng bước đi vào nề nếp; Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn hoạt động có hiệu quả.
Hiện nay các trường học trên địa bàn huyện có khuôn viên đủ diện tích theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia; có đầy đủ phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập, phòng hành chính quản trị, phòng y tế,...; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh, bảng, bàn ghế của giáo viên và đều đạt chuẩn; các khu công trình công cộng; hệ thống lưới điện đảm bảo phục vụ hoạt động của nhà trường; các nhà trường đều có hệ thống công nghệ thông tin, có kết nối Internet, có website riêng và hoạt động thường xuyên; 100% các trường đang sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, có hệ thống tiêu thoát nước, sân chơi, bãi tập, khu nhà vệ sinh riêng cho học sinh, giáo viên, có tách riêng cho nam, nữ đảm bảo theo quy định; khu sân chơi, bãi tập có cây xanh, bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, cụ thể:
* Phổ cập giáo dục
Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt 99%, riêng trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%; tỷ lệ huy động ra nhà trẻ đạt 46,6%. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,01%.
- Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu dạy và học; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên đạt 100%, trong đó trên chuẩn: Mầm non đạt 89,7%; Tiểu học đạt 99,8%; THCS đạt 86,3%.
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có 20/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Phổ cập giáo dục tiểu học: Có 20/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 100%.
- Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở: Huyện đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; có 15/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, đạt tỷ lệ 75% , 05 xã đạt chuẩn PCGD mức độ 2.
- Xóa mù chữ: Có 20/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt tỷ lệ 100%.
Huyện Thanh Hà được UBND tỉnh Hải Dương công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
* Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học Trung học phổ thông Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trên toàn huyện đạt trên 98%, số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục vào học các trường Trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề các xã, thị trấn đều đạt, huyện đạt 99,6%.
* Lao động có việc làm qua đào tạo
- Tổng số lao động có việc làm toàn huyện: 85.652 người.
- Số người dân trong độ tuổi lao động có hộ khẩu thường trú có việc làm đã qua đào tạo nghề đạt 76%.
Đánh giá: Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã (100% số xã) đạt chuẩn tiêu chí số 14 (Giáo dục) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
(có biểu phụlục kèm theo)
* Y tế
Cở sở vật chất của Trạm y tế tại các xã được đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ y tế. Toàn huyện có 20 trạm y tế với 111 cán bộ, nhân viên trong đó có 20 bác sĩ, 07 đại học điều dưỡng, 10 cao đẳng điều dưỡng, 37 y sỹ; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì chế độ trực ban, đảm bảo đủ cơ số thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
100% các Trạm y tế đều đã đủ diện tích về khuôn viên; một số trạm được đầu tư xây dựng mới 2 tầng khang trang với đầy đủ các phòng chức năng, có trang thiết bị cần thiết cho việc khám chữa bệnh thông thường, trang thiết bị cho việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Trạm Y tế các xã, thị trấn nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho trạm Y tế đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo các tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020. 20/20 Trạm y tế có máy vi tính nối mạng internet.
Công tác khám chữa bệnh tại các trạm cũng được đánh giá cao, các chỉ tiêu y tế đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu, xếp loại cuối năm đều đạt loại tốt.
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: Trong những năm qua Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thanh Hà đã không ngừng chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn phối hợp triển khai tuyên truyền giáo dục phổ biến Luật BHYT trên Trang thông tin điện tử huyện, Đài phát thanh huyện, Đài truyền thanh các xã, thị trấn và các hội nghị chuyên đề tiến tới lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2025, qua đó nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT góp phần thiết thực bảo vệ sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2020 huyện Thanh Hà có 129.860/144.289 người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 90%.
- Xã đạt tiêu chí quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020: Đến nay có 19/20 xã, thị trấn đã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế theo tiêu chuẩn mới; 01 xã Thanh Hồng đã được công nhận đạt chuẩn theo tiêu chí cũ, hiện đang đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn theo tiêu chuẩn mới.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi)
tính năm 2020 là 11,89%.
- Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Hà (nay là Trung tâm y tế huyện Thanh Hà) đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III theo Quyết định số 1124/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương.
Đánh giá: Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã (100% số xã) đạt chuẩn tiêu chí số 15 (Y tế) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn.
(có biểu phụ lục kèm theo)
* Văn hóa
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị được triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL, hàng năm thị trấn Thanh Hà đã tiến hành rà soát, chấm điểm đánh giá các tiêu chí thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị để phấn đấu năm 2025 đạt danh hiệu.
- Năm 2019 toàn huyện có 83/84 làng văn hóa, đạt 98,8%; có 46.332/51.284 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, đạt 90%. Năm 2020 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã toàn huyện có 86/89 làng văn hóa, đạt 96,6%; có 45.474/47.161 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, đạt 96,4%.
- Công tác quản lý và tổ chức các lễ hội được thực hiện một cách có hiệu quả, hoạt động lễ hội tại các di tích được tổ chức với quy mô hẹp, đơn giản, đảm bảo tiết kiệm, lành mạnh đúng với các quy định việc tổ chức lễ hội dưới sự quản
lý, giám sát chặt chẽ của Ban quản lý Lễ hội và chính quyền địa phương. Trong những năm qua các xã đã nghiêm túc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội, chống mọi biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh để hành nghề mê tín, dị đoan, truyền bá văn hóa phẩm độc hại. Kiên quyết loại bỏ các hình thức bạo lực, phản cảm tại các lễ hội.
- Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện đã và đang có những chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình điểm được triển khai và nhân rộng ra toàn huyện, phát huy được hiệu quả.
Đánh giá: Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã (100% số xã) đạt chuẩn tiêu chí số 16 (Văn hóa) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
(có biểu phụ lục kèm theo)
* Môi trường và An toàn thực phẩm
- Toàn huyện có 11 trạm cấp nước sạch ở các xã Việt Hồng, Thanh An, Thanh Sơn, An Phượng, Thanh Thủy, Hồng Lạc, Thanh Quang, Tân Việt, Thanh Hồng, Thanh Lang, Thanh Hải đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, số xã sử dụng nước sạch là 19/19 xã. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT là 100%.
- Tổng số hộ nuôi thả thủy sản trên toàn huyện là 950 hộ, hầu hết các hộ nuôi thả thủy sản đều đảm bảo quy định về môi trường.
- Tổng số cơ sản xuất kinh doanh trên toàn huyện là 115 cơ sở, trong đó số cơ sở sản xuất kinh doanh có thủ tục về môi trường là 115 cơ sở. Số cơ sở sản xuất kinh doanh đã được UBND các cấp phê duyệt dự án là 87 cơ sở.
- Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 làng nghề tại thôn Tiên Kiều và thôn Nhan Bầu xã Thanh Hồng. Các làng nghề này đã xây dựng Phương án bảo vệ môi trường để trình UBND huyện phê duyệt theo quy định.
- Phong trào tổng vệ sinh, quét dọn đường làng, ngõ xóm, các tuyến đường, các địa điểm công cộng trên địa bàn các xã, thị trấn đã được quan tâm và dần đi vào nề nếp. Hàng tháng, các cơ quan, doanh nghiệp đều có một ngày tổng vệ sinh, dọn dẹp trụ sở. Tại các xã, thị trấn thường xuyên phát động người dân tham gia làm sạch đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng và khơi thông cống rãnh, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Toàn huyện đã có 20 tuyến đường hoa, chiều dài 41,5 km tại 20 xã, thị trấn được các địa phương giao cho Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân … trực tiếp trồng và chăm sóc thường xuyên.
- Hiện nay trên địa bàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đã có quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa theo đúng quy hoạch NTM được phê duyệt. 100% các xã, thị trấn đều xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang, nghĩa địa; việc mai táng được thực hiện đều phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Hiện đang chuyển dần sang hình thức hỏa táng đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm.
- Về hệ thống tiêu thoát nước: các khu dân cư tập trung ở 20/20 xã, thị trấn đều có hệ thống tiêu thoát nước, tổng chiều dài 194,1 km đảm bảo nhu cầu thoát nước của khu vực; các xã, thị trấn đều có rãnh tiêu thoát nước, nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng rãnh tiêu thoát nước kín.
- Về chấtthải rắn
+ Đối với rác thải sinh hoạt có 12 xã, thị trấn: Thanh Khê, Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Việt Hồng, Thanh Lang, Thanh An, Liên Mạc, Tân An, Thanh Hải, Thanh Xá, thị trấn Thanh Hà được thu gom từ các hộ gia đình và được vận chuyểnvề nhà máy xử lý rác thải củatỉnhtại xã Việt Hồngđểxử lý.
+ Các xã còn lại rác thải được thu gom vận chuyển ra bãi rác thải tập chung của xã để chôn lấp. 100% các bãi rác thảitập trung được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch NTM, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
- Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 99,74%. Đối với khu vực công cộng, tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%.
- Tổng số hộ chăn nuôi là 3.520 (trong đó có hơn 1000 hộ là chăn nuôi lợn,
còn lại là chăn nuôi các loại khác như: gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo…), có 33
hộ là trang trại chăn nuôi đã được UBND huyện phê duyệt, số trang trại có thủ tục về môi trường là 7 trang trại, các hộ chăn nuôi còn lại có đơn cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi.
+ Những trang trại chăn nuôi đều nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung được duyệt của địa phương, cách biệt với nhà ở, cách xa khu dân cư. Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom theo đúng quy định; 100% trang trại có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi.
+ Đối với hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ khác đã chuyển từ chăn nuôi gần khu dân cư ra các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng dần được thu hẹp, đặc biệt là chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu phi, chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) đều được thu gom, xử lý rồi mới xả ra hệ thống thoát nước chung, hạn chế ô nhiễm môi trường .
Toàn huyện có 1.002 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tất cả các cơ sở đã có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Đánh giá: Đến nay, toàn huyện có 19/19 xã (100% số xã) đạt tiêu chí số 17
(Môi trường và an toàn thực phẩm) trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
(có biểu phụ lục kèm theo)