Một số mô hình điển hình trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 71 - 72)

- Hệ thống điện liên xã đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho các xã,

4. Một số mô hình điển hình trong xây dựng nông thôn mớ

a) Mô hình sản xuất vải theo quy trình VietGAP và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường quốc tế

Cây vải là cây đặc sản của huyện, để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, các vùng sản xuất vải hàng hóa tập trung được quy hoạch và thực hiện ngày càng nhiều, đặc biệt hình thành các vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn xuất khẩu. Đến nay, toàn huyện có khoảng 400 ha vải sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, 155 ha vải sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được xuất khẩu vào thị trường các nước khó tính: Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản… Các xã có nhiều vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu: Thanh Quang, Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Khê…

Vải sản xuất theo quy trình VietGAP và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu do được chăm sóc đúng quy trình, đầu tư phân bón đầy đủ, sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nên vải sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, quả lớn nhanh, đều, tỷ lệ đậu quả cao, quả ít bị rụng sinh lý, mẫu mã đẹp, vỏ sáng, ít bị sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Được các công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Giá trị sản xuất đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với sản xuất truyền thống 20%. Hiện nay sản phẩm Vải thiều Thanh Hà đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao.

b) Mô hình sản xuất rau chuyên canh đạt tiêu chuẩn VietGAP

Huyện quy hoạch và thực hiện 06 vùng sản xuất rau chuyên canh đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 45 ha ở các xã: Hồng Lạc, Việt Hồng, Liên Mạc. Trong đó, vùng sản xuất rau chuyên canh của Công ty TNHH MTV rau củ quả an toàn Thanh Hà tại xã Hồng Lạc mang lại hiệu quả cao. Với diện tích 30 ha sản xuất các loại rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: ứng dụng công nghệ cao nhà màng, nhà lưới; sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt; trồng cây bằng giá thể; sử dụng phân

bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc thảo mộc để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây rau…mà năng suất, chất lượng rau được nâng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe cung ứng ổn định nguồn rau, củ, quả cho hệ thống các siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương; các cửa hàng, bếp ăn tập trung trên địa bàn tỉnh… nâng cao giá trị sản xuất, lãi thu được hàng tỷ đồng. Hiện nay huyện đã có 06 sản phẩm rau được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

c) Mô hình sản xuất ổi theo tiêu chuẩn VietGAP

Diện tích ổi toàn huyện khoảng 2.000 ha, được trồng tập trung ở các xã Liên Mạc, Thanh Xuân, Thanh Lang, Tân Việt, Thanh An, An Phượng. Nhãn hiệu tập thể Ổi Thanh Hà được cấp bằng bảo hộ; quy trình sản xuất ổi theo tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, có 300 ha ổi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Giá trị sản xuất cây ổi đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ áp dụng quy trình sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP mà năng suất, chất lượng ổi được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; được các HTX, các công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo tiêu thụ ổn định, thu nhập của người nông dân ngày càng tăng lên, lãi thu được mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Hiện nay sản phẩm quả ổi của huyện đã được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

d) Mô hình chăm sóc, bảo tồn, khai thác rươu, cáy

Khai thác lợi thế địa lý vùng nước lợn, bảo tồn, phát triển đặc sản rươi, cáy là sản phẩm nông sản đặc sản của huyện Thanh Hà. Hiện nay toàn huyện có 80,8ha được các hộ dân cải tạo, bảo vệ, chăm sóc, khai thác, thu hoạch rươi, cáy; năng suất khai thác rươi đạt 1.200 - 1.400kg/ha/năm, khai thác cáy đạt 2.500 - 3.300kg/ha/năm; sản lượng rươi hàng năm thu hoạch khoảng 112 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 500 triệu đồng/ha/năm; sản lượng cáy thu hàng năm đạt gần 10 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 400 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2019, huyện Thanh Hà đã xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tập thể rươi, cáy Thanh Hà. HTX bảo tồn và khai thác rươi cáy được thành lập từ năm 2019 đã và đang đi vào hoạt động. Để phát triển ngành nghề sản xuất rươi, cáy, các địa phương trong huyện đã có kế hoạch khai thác lợi thế vùng, mở rộng diện tích cải tạo, khai thác, dự kiến khoảng 120ha.

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)