Tiêu chí Môi trường

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 57 - 60)

- Hệ thống điện liên xã đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho các xã,

g) Tiêu chí Môi trường

* Yêu cầu của tiêu chí:

- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn; - Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế

biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

* Kết quả thực hiện tiêu chí:

Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy; UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày 12/12/2016 về việc thực hiện Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2016- 2020”; giao phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực tham mưu trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, ban hành và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai công tác bảo vệ môi trường, tổ chức hưởng ứng: Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ nước sạch và môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; huy động sự tham gia đồng bộ của hệ thống chính trị các cấp từ huyện đến cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 62,7 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 88,4% lượng rác phát sinh. Rác thải chủ yếu chưa được phân loại, được các hộ dân thu gom để tại nơi do tổ thu gom hoặc hợp tác xã thu

gom bố trí, sau đó được đến thu gom, vận chuyển ra bãi rác thải tập trung. Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, đến nay, rác thải sinh hoạt của 12 xã, thị trấn: Thanh Khê, Cẩm Chế, Thanh Lang, Thanh An, Liên Mạc, Hồng Lạc, Tân Việt, Việt Hồng, Thanh Hải, Tân An, Thanh Xá, thị trấn Thanh Hà được thu gom, vận chuyển để phân loại, xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải Sarafin Hải Dương tại xã Việt Hồng. Lượng rác thải của các xã còn lại, huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cho tập kết, phân loại, thu gom đưa về xử lý tại Nhà máy của tỉnh.

- Tổ thu gom rác thải: Toàn huyện hiện có 67 tổ thu gom rác thải tại các thôn, khu dân cư của các xã, thị trấn. Đây là hình thức tổ chức cơ bản, chiếm số lượng đông đảo và đóng góp tích cực vào công tác thu gom rác thải ở khu vực nông thôn. Trung bình mỗi tổ có từ 2 đến 4 người. Tổ thu gom rác thải có trách nhiệm thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải phát sinh từ các thôn, khu dân cư được giao quản lý đến các bãi chứa rác thải của thôn, xã theo quy định.

- Hợp tác xã vệ sinh môi trường: Hình thức này được tổ chức tại xã Thanh Hải và xã Thanh Sơn. Chủ nhiệm Hợp tác xã vệ sinh môi trường tự chủ động đảm bảo về nhân lực, phương tiện, trang thiết bị nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải trong các khu dân cư về bãi rác tập trung xử lý.

- Tần suất thu gom rác thải: Mỗi xã, thị trấn có tần xuất thu gom khác nhau tùy theo lượng rác và hoạt động của tổ thu gom, một số xã thu gom 7 lần/tuần như xã Vĩnh Lập, Thanh Thủy, Thanh Hải, ...thu gom 3 lần/1 tuần như xã Thanh An, Việt Hồng, Hồng Lạc, Tân Việt, ... hoặc thu gom 2 lần/tuần, 5 lần/tuần, ...

- Phương tiện thu gom chủ yếu là là xe đẩy tay, xe công nông, xe cải tiến... - Thu phí vệ sinh môi trường: Các HTX, tổ thu gom rác thải thực hiện thu phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh; một số HTX, Tổ thu gom thực hiện thu phí theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Nguồn thu phí này chủ yếu phục vụ cho việc trả công cho người thu gom rác. Tuy nhiên, các xã không có mức thu cố định mà tùy vào đặc điểm của từng địa phương như: Tần suất thu gom, địa hình thu gom, quãng đường thu gom mà mỗi xã hoặc thôn có mức thu khác nhau. Phí vệ sinh trung bình hiện nay đối với các xã khoảng 2.500 - 7.000đồng/người/tháng, từ 8.000 - 20.000đồng/người/hộ. Các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thu không quá 150.000đồng/tháng.

Hằng năm UBND huyện, UBND các xã, thị trấn có trích kinh phí hỗ trợ để các tổ thu gom rác của các xã, thị trấn mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu gom rác thải cho các tổ, HTX thu gom rác thải ở các địa phương như: hỗ trợ xe chở rác, thùng đựng rác, chế phẩm vi sinh khử mùi tại bãi rác. Một số HTX, Tổ thu gom đã có hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người trực tiếp thu gom.

Về bãi rác thải: Tổng số bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện có 32 bãi và 1 điểm trung chuyển rác của xã Thanh Khê, trong đó số bãi chôn lấp rác thải được UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí là 19 bãi; số bãi chôn lấp rác thải do ngân sách xã đầu tư là 13 bãi.

- Chất thải rắn công nghiệp: 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định.

- Chất thải rắn y tế: Trên địa huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 01 Trung tâm Y tế (hiện đã được sát nhập thành Trung tâm y tế huyện), 20 trạm y tế xã, thị trấn và các phòng khám tư nhân. Hiện nay Trung tâm Y tế huyện, Trạm y tế các xã, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực đã ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với tổ thu gom vận chuyển rác thải của địa phương; rác thải y tế cơ bản đã được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời đã ký hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng xử lý.

- Tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật

Tình trạng lạm dụng hoá chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ...) trong canh tác còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi làm suy giảm chất lượng môi trường, môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng trên địa bàn các xã, thị trấn đã được thu gom vào bể chứa và xử lý theo đúng quy định.

- Về thu gom xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của hộ dân được xử lý qua hệ thống bể phốt sau đó đổ ra hệ thống công trình tiêu thoát nước chung sau đó đổ thải ra kênh mương, sông ngòi của khu vực. Hệ thống công trình tiêu thoát nước trên địa bàn của huyện phần lớn được xây dựng từ lâu đời, nhỏ hẹp nay đã bị hư hỏng nhiều, xuống cấp nặng và không đảm bảo khả năng thoát nước trong mùa mưa, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước thải gây mất vệ sinh môi trường, khó khăn cho sinh hoạt và đi lại của người dân cần được cải tạo, nâng cấp. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo UBND huyện đã xây dựng Đề án “Xây dựng và cải tạo hệ thống tiêu thoát nước khu vực dân cư trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 - 2020”; đồng thời chỉ đạo, triển khai tới các xã thị trấn trên huyện. Đến nay đã cải tạo và xây dựng mới 194,1 km hệ thống tiêu thoát nước trong các khu dân cư.

- Trên địa bàn huyện Thanh Hà chưa có cụm công nghiệp hoạt động, có 2 làng nghề chiếu cói ở thôn Tiên Kiều và thôn Nhan Bầu, xã Thanh Hồng đã xây dựng Phương án bảo vệ môi trường để trình UBND huyện phê duyệt theo đúng quy định.

- Tổng số cơ sản xuất kinh doanh trên toàn huyện là 115 cơ sở, trong đó số cơ sở sản xuất kinh doanh có thủ tục về môi trường là 115 hộ, số cơ sở sản xuất kinh doanh đã được UBND các cấp phê duyệt dự án là 87 cơ sở. Số cơ sở chế biến lương thực-thực phẩm là 1.002 cơ sở, tất cả các cơ sở đã có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm.

* Tự đánh giá tiêu chí về Môi trường: Đạt.

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)