- Hệ thống điện liên xã đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho các xã,
3. Bài học kinh nghiệm
Sau 10 năm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; UBND huyện Thanh Hà rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, mục đích chương trình, giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân là chủ thể trực tiếp tham gia thực hiện và hưởng thụ. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
Hai là: Quy hoạch phải đi trước một bước, và phải mang tính lâu dài, đây
chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển dài dạn và trung hạn, là xương sống để định hình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa hàng năm; xây dựng kế hoạch có lộ trình cụ thể, việc dễ làm trước, đầu tư đến đâu đạt được hiệu quả đến đó tránh hình thức, chất lượng kém và phải có sự phân công, phân cấp quản lý, đầu tư cụ thể để phát huy hiệu quả cao nhất nguồn vốn huy động, đặc biệt là các hạng mục công trình do thôn, xóm quản lý.
Ba là; Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn để nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, phát huy sự nhiệt tình, sáng tạo trong vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Bốn là: Cần tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân, khuyến khích, huy động tối đa sự hỗ trợ, đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân tạo nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới; thường xuyên thực hiện cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" để
khích lệ mọi tầng lớp nhân dân tham gia hiến đất, tài sản và đóng góp công sức, kinh phí... xây dựng nông thôn mới.
Năm là: Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác tổng kết, sơ kết, thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các địa phương, cơ sở làm tốt, các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, cách làm sáng tạo.