- Hệ thống điện liên xã đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho các xã,
d) Tiêu chí Thủy lợ
* Yêu cầu của tiêu chí:
- Hệ thống thủy lợi liên xã (bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về khai thác và bảo vệ từ 02 xã trở lên) được xây dựng phù hợp với quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt.
- Có tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã hoạt động hiệu quả, bền vững:
+ Được thành lập theo quy định hiện hành;
+ Quản lý khai thác hệ thống theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý;
+ Thực hiện Phương án bảo vệ công trình thủy lợi được duyệt.
* Kết quả thực hiện tiêu chí:
Hệ thống đê điều huyện Thanh Hà có 7 tuyến đê với tổng chiều dài 66,060km trong đó đê TW cấp II và cấp III là 36,628km, đê địa phương cấp IV là 29,432km, toàn huyện có 25 tuyến kè (gồm cả 2 tuyến kè bảo vệ cầu Hợp Thanh), 39 cống dưới đê (trong đó 27 cống do Hạt quản lý đê huyện quản lý, 11 cống xả tiêu và 01 cống đầu mối Sông Hương do xí nghiệp KTCTTL huyện quản lý, 59 điếm canh đê.
Cống Sông Hương nằm ở vị trí K21 + 650 đê hữu sông Rạng thuộc địa phận xã Thanh Xuân - huyện Thanh Hà. Cống được khởi công năm 1977, hoàn
thành năm 1978 và được đưa vào sử dụng khai thác với nhiệm vụ thiết kế: Diện tích tiêu 19.000 ha (Trong đó Thanh Hà 8.377 ha, Nam Sách 10.623 ha), diện tích tưới 7.000ha (Thanh Hà 4.400 ha, Nam Sách 2.600 ha). Ngoài ra công trình còn có nhiệm vụ trữ nước cho các trạm bơm tưới trong mùa khô, ngăn lũ trong mùa mưa bão. Đây là một công trình đầu mối quan trọng của huyện, đóng vai trò quyết định trong mọi tình huống an toàn cho đê tại vị trí cống cũng như đê hai bờ sông Hương và 21 cống điều tiết của 10 xã ven hai bờ sông, đảm bảo an toàn cho tuyến đường sắt và quốc lộ 5 đoạn từ cầu Phú Lương về cầu Lai Vu.
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Hà được xây dựng phù hợp với quy hoạch hệ thống thủy lợi của tỉnh Hải Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05/01/2009 về việc phê duyệt dự án quy hoạch thủy lợi tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Hệ thống các công trình thủy lợi nội đồng được phân cấp quản lý theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định bảo vệ và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, do xí nghiệp KTCTTL huyện và các HTX DVNN quản lý, khai thác, vận hành. Công tác quản lý, khai thác đã được các đơn vị thực hiện đúng quy trình, quy định đảm bảo điều hòa, phân phối nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế đáp ứng yêu cầu, công bằng, hợp lý. Hằng năm các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cải tạo nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, máy móc thiết bị máy bơm, thực hiện nạo vét, tu bổ các tuyến kênh dẫn tưới tiêu, các tuyến bờ vùng nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống các công trình thủy lợi, nâng cao chất lượng cung ứng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Hệ thống công trình thủy lợi liên xã đã được quy hoạch đồng bộ với hệ thống thủy lợi tại các xã, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thả thủy sản, sản xuất của các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dân sinh trên địa bàn. Hệ thống công trình thủy lợi liên xã được quản lý, khai thác theo đúng quy trình vận hành, đảm bảo đúng công suất và điều hòa tưới tiêu nước công bằng hợp lý. Hằng năm UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Xí nghiệp KTCTTL huyện, UBND các xã, thị trấn phổ biến tuyên truyền tới nhân dân thực hiện tốt trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình thủy lợi, chấp hành nghiêm túc Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Thủy lợi và tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm công trình thủy lợi, đảm bảo ổn định kết cấu công trình, nhiệm vụ tưới, tiêu thoát nước phục vụ phát triển sản
xuất nông nghiệp, kinh tế, sinh hoạt dân sinh của hệ thống thủy lợi trong toàn huyện.
* Tự đánh giá tiêu chí về thuỷ lợi: Đạt