- Sân thể thao thôn: có 106 sân thể thao/80 thôn, trong đó 80 sân thể thao
f) Về chỉ đạo các xã đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2017 thực hiện duy trì, nâng cao các tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn m ớ i quy
định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
Thực hiện Công văn số 14/BCĐTW-VPĐP ngày 25/8/2015 của Ban chỉ đạo Trung ương, huyện Thanh Hà đã tập trung chỉ đạo các xã xây dựng Kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2017 trong đó yêu cầu các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2017 tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016. Kế hoạch phải xác định rõ nội dung công việc, thời gian, giải pháp thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong tổ chức triển khai, thực hiện trước mắt ưu tiên thực hiện các nội dung sau:
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn, bao gồm:
Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã: nâng cao tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; tỷ lệ km đường ngõ, xóm được cứng hóa; tỷ lệ km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm;
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã đặc biệt là hệ thống điện phục vụ các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung;
Hoàn thiện hệ thống công trình đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn. Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh;
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã;
Hoàn thiện hệ thống các công trình cơ sở vật chất văn hóa cùng các trang thiết bị phù hợp như: Hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, các loại nhạc cụ phù hợp..., phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động thường xuyên;
Tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.
+ Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn xã theo Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Hải Dương; “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại để đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2011-2015”, “Phát triển chăn nuôi và thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo vệ sinh môi trường huyện Thanh Hà giai đoạn 2011-2015” và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Hà lần thứ 23, lần thứ 24. Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới, củng cố liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã có. Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt và vượt mức quy định
(theo vùng) do Tổng cục Thống kê ban hành;
cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở đảm bảo mỗi xã có ít nhất 01 hợp tác xã hoạt động hiệu quả; đến nay huyện đã thu hút được 24 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực như chế biến rau, hành, cà rốt…
+ Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình; mô hình xã, thôn xanh- sạch - đẹp, cải tạo hệ thống ao hồ, trồng chăm sóc cải tạo hệ thống cây xanh trong khu dân cư.
+ Phát triển đời sống văn hóa nông thôn
Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới; phát triển mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở cơ sở; bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của các hoạt động văn hóa truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc. Nâng cao tỷ lệ thôn, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
+ Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã
Tiếp tục tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Bố trí công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới;
Các tổ chức chính trị - xã hội của xã có đề án tham gia xây dựng nông thôn mới, hàng năm triển khai thực hiện và có kết quả cụ thể;
Định kỳ tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ công và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã;
+ Giữ vững an ninh, trật tự xã hội
Điều chỉnh, bổ sung nội quy, quy ước làng, xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu, về vệ sinh môi trường; tổ chức các mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ an ninh, trật tự xã hội ở thôn, xóm.
3. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (Theo Quyếtđịnhsố558/QĐ-TTg, ngày 05/4/2016 củaThủtướng Chính phủ)