Tiêu chí Sản xuất

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 53 - 57)

- Hệ thống điện liên xã đảm bảo cung cấp điện liên tục, đầy đủ cho các xã,

f) Tiêu chí Sản xuất

* Yêu cầu của tiêu chí:

Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện.

* Kết quả thực hiện tiêu chí:

lúa: 1751,9 ha, đất trồng cây hàng năm khác: 239,3 ha, đất trồng cây lâu năm: 3.115,7 ha, đất nuôi thả thủy sản: 140,2 ha, đất nông nghiệp khác: 6,2 ha. Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, từ năm 2011 huyện Thanh Hà đã tập trung rà soát và lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp; tập trung triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo trong nông thôn.

Công tác quy hoạch vùng được Huyện ủy, HĐND-UBND huyện coi trọng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại để đạt hiệu quả kinh tế cao”, đã quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung: vùng chuyên canh lúa ở các xã khu Hà Tây, Hà Bắc; vùng sản xuất vải sớm ở các xã khu Hà Đông; vùng sản xuất vải chính vụ ở các xã khu Hà Nam; vùng trồng bưởi ở xã Thanh Hồng; vùng trồng ổi ở khu Hà Bắc, Thanh Xuân, An Phượng; vùng trồng quất trái vụ ở xã Cẩm Chế, An Phượng, Thanh Sơn.

Thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, đôn đốc, hướng dẫn các xã thực hiện đạt hiệu quả.

Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung:

- Sản xuất lúa tập trung tại các xã trọng điểm lúa của huyện: Hồng Lạc, Thanh Hải, Tân An, Việt Hồng… Hàng năm, huyện có trên 45 vùng sản xuất lúa lai, lúa thuần chất lượng tập trung quy mô từ 5 ha/vùng đối với lúa lai, 10 ha/vùng đối với lúa thuần chất lượng với diện tích trên 500 ha. Trong đó, có trên 100 ha lúa gieo cấy có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp.

- Diện tích gieo trồng cây rau màu được duy trì khoảng 2.000 ha/năm, trong đó cây vụ đông khoảng 500 ha. Quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung, các vùng sản xuất rau theo quy trình VietGAP: vùng sản xuất khoai tây vụ đông tại xã Thanh Hải, Hồng Lạc; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Liên Mạc, vùng sản xuất hành tập trung xã Hồng Lạc, Việt Hồng. Hàng năm, có khoảng 60 ha rau màu tập trung ở 07 vùng, trong đó có 6 vùng chuyên canh rau màu, gieo trồng cây rau màu ít nhất 2 vụ/năm và 01 vùng được trồng trong vụ đông. Có 5 vùng với diện tích 45 ha được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, bán vào các hệ thống siêu thị lớn: Bigc, Vinmax,…

- Sản xuất cây ăn quả:

+ Cây vải: Diện tích toàn huyện: 3.500 ha. Đến nay, có 400 ha vải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; 50 ha sản xuất theo quy trình

GlobalGAP, 155 ha sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, góp phần nâng cao giá trị của quả vải Thanh Hà, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Bình quân mỗi năm, huyện quy hoạch được khoảng 61 vùng sản xuất vải tập trung quy mô từ 5 ha trở lên, trong đó: có 30 vùng sản xuất vải đạt tiêu chuẩn VietGAP; 17 vùng vải sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; 02 vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Các vùng vải sản xuất tập trung hàng năm đều được các công ty, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Các xã có nhiều vùng vải tập trung: Thanh Quang, Thanh Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Khê, Thị trấn Thanh Hà…

+ Cây ổi: Diện tích khoảng: 2.000 ha, trong đó có 300 ha ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi năm, huyện quy hoạch 45 vùng sản xuất ổi tập trung, quy mô từ 10 ha trở lên; vùng sản xuất ổi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được các công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Các xã có nhiều vùng sản xuất chuyên ổi: Liên Mạc, Thanh Xuân, Thanh Lang, Tân Việt, Thanh An, An Phượng…

+ Cây chuối: Diện tích: 470 ha, hàng năm quy hoạch được 10 vùng chuối tập trung, quy mô từ 5 ha trở lên, tập trung ở các xã Thanh Khê, Tân An, Thanh Hải, Thanh Cường, Thanh Sơn, Vĩnh Lập…

+ Cây bưởi: Diện tích: 220 ha, quy hoạch được 04 vùng tập trung tại xã Thanh Hồng, trong đó có 40 ha bưởi được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP.

+ Cây quất: Diện tích: 350 ha, quy hoạch 14 vùng sản xuất quất trái vụ tập trung ở các xã An Phượng, Thanh Sơn, Thanh Hồng, có 01 vùng quất 12 ha sản xuất tập trung gắn bao tiêu sản phẩm tại xã Thanh Sơn.

- Việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây đã tạo ra khối lượng nông sản lớn, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho việc chăm sóc, tiêu thụ nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp ký hợp đồng, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân: Hàng năm, toàn huyện có khoảng 300 ha lúa, cây ăn quả, rau màu của các hộ dân được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp. Các sản phẩm được ký hợp đồng, bao tiêu sản phẩm: lúa, vải, ổi, quất, bưởi, chuối. Do đầu ra ổn định vì vậy khi giá nông sản xuống thấp nông dân vẫn yên tâm sản xuất và có lãi.

- Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất: kiên cố hóa kênh mương, làm đường nội đồng, huyện đã tích cực khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, huyện có khoảng 100 máy làm đất, 30 máy gặt đập liên hợp; 14.000 máy bơm nước dùng trong sản xuất nông nghiệp, 19.000 bình phun thuốc trừ

sâu có động cơ; tỷ lệ làm đất bằng máy trên 90%, đã tổ chức cấy lúa bằng máy gần 30 ha.

- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Toàn huyện có khoảng 40.000 m2 nhà màng, nhà lưới, trong đó 15.000 m2 nhà màng; 25.000 m2 nhà lưới. Diện tích nhà màng, nhà lưới chủ yếu trồng rau, dưa lưới, dưa chuột, trồng hoa. Do được đầu tư đồng bộ cả hệ thống điện, hệ thống tưới nước tự động nên hiệu quả trồng trong nhà màng, nhà lưới cao hơn 50% so với trồng truyền thống nên nhiều hộ dân có nhu cầu mở rộng diện tích.

- Việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà; nhãn hiệu tập thể bưởi Thanh Hồng, ổi Thanh Hà, chanh quất Thanh Hà, rươi, cáy Thanh Hà,...ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Để quản lý tốt chất lượng nông sản, việc gắn em truy xuất nguồn gốc (QR code) trên sản phẩm vải thiều được các HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện từ năm 2018.

- Từ năm 2011 - 2020, huyện định hướng phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng tập trung, đến nay chăn nuôi, thuỷ sản của huyện đã phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Thực hiện Đề án “Phát triển chăn nuôi và thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo vệ sinh môi trường huyện Thanh Hà giai đoạn 2011-2015”, đến năm 2015, đã quy hoạch được 59 vùng phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung với diện tích 217,15 ha. Nhiệm kỳ 2015-2020, tiếp tục thực hiện Đề án trên, đến năm 2018 quy hoạch 75 khu chăn nuôi, thủy sản tập trung với tổng diện tích 270,42 ha; tăng 16 khu và 56,27 ha; đến năm 2019 do tách 2 xã Tiền Tiến, Quyết Thắng về thành phố Hải Dương, toàn huyện còn 71 vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung với tổng diện tích 231,42 ha. Trong đó 13 xã, thị trấn có 33 dự án, phương án được cấp phép và 40 hộ xây dựng chuồng trại đi vào hoạt động. Có 92 hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại tại các khu quy hoạch nhưng chưa được phê duyệt; có 273 hộ chăn nuôi tự xây dựng chuồng trại trên đất 721.

- Phát triển nuôi thả thủy sản: đến nay có 241 lồng nuôi cá tại 08 xã Thanh Hải, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thanh Quang, Thanh Cường, Thanh Hồng, Vĩnh Lập, trong đó có 25 lồng của 02 hộ được cấp phép cho thu nhập cao, ước đạt 1 lồng cá nuôi bằng 1 ha mặt nước nuôi truyền thống trong ao. Quy hoạch được 02 vùng nuôi thả thủy sản tập trung tại xã Thanh Xuân, Vĩnh Lập mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Hà. Năm 2020 trên địa bàn huyện Thanh Hà được UBND tỉnh

đánh giá, xếp hạng và công nhận 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và trình đề nghị Trung ương công nhận 01 sản phẩm OCOP cấp Trung ương. Cụ thể:

+ 01 sản phẩm OCOP 5 sao: Sản phẩm Quen Thanh Ha Lychee - Chủ thể

là Công ty cổ phần Ameii Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương đã được UBND tình trình đề nghị Trung ương xếp hạng, công nhận là sản phầm OCOP 5 sao cấp Trung ương.

+ 07 sản phẩm OCOP đạt 4 sao: 01 sản phẩm của Chủ thể là HTX Nông

nghiệp sạch Nam Vũ - Ổi Nam Vũ; 06 sản phẩm của chủ thể là công ty TNHH MTV rau củ quả an toàn Thanh Hà gồm: Rau cải ngọt Thanh Hà, Cà chua Thanh Hà, Rau mồng tơi Thanh Hà, Rau muống Thanh Hà, Quả mướp Thanh Hà, Ổi Thanh Hà.

+ 02 sản phẩm OCOP đạt 3 sao: 01 sản phẩm của chủ thể là công ty TNHH MTV rau củ quả an toàn Thanh Hà - Dưa hấu ruột đỏ Thanh Hà; 01 sản phẩm chủ thể là HTX DVNN Thanh Hồng xã Thanh Hồng - Bười đào Thanh Hồng.

* Tự đánh giá tiêu chí về Sản xuất: Đạt.

Một phần của tài liệu Bao cao huyen NTM 10.5.2021 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)