đi đôi với bảo vệ môi trường
Đồng nai là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, trong đó sự phát triển của các khu công nghiệp (Kcn), cụm công nghiệp (ccn) đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trường, đặc biệt là tình trạng gia tăng rác thải công nghiệp. Do đó, sự ra đời nhà máy tái chế xử lý rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại tại xã vĩnh Tân, huyện vĩnh cửu, do công ty Tnhh mTv Thanh Tùng 2 (Thanh Tùng 2) làm chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
là đơn vị thu gom, tái chế, xử lý chất thải công nghiệp (cTcn) và chất thải nguy hại (cTnh), với phương châm “chung tay bvmT”, công ty Thanh Tùng 2 luôn nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh đi đôi với bvmT. Để xây dựng nhà máy phát triển bền vững, công ty đã tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm của
một số doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ để tái chế nhiều loại rác thải khác nhau, biến rác thải thành “tài nguyên” và các sản phẩm thân thiện môi trường.
nhận thấy tái chế chất thải không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công ty đã đầu tư 220 tỷ đồng cho Dự án nhà máy tái chế xử lý rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại với diện tích 90.000 m2, tổng công suất của 2 giai đoạn là 131 tấn/ngày. Dự án đã được bộ Tn&mT thẩm định, đánh giá cao. Đến nay, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động hiệu quả. hệ thống công nghệ tái chế và xử lý chất thải của nhà máy được lắp đặt đồng bộ và tự động hóa, riêng lò đốt được nhập khẩu từ nhật bản, với vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Đây là cơ sở xử lý rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại có quy mô lớn tại tỉnh Đồng nai.
với dây chuyền khép kín, đồng bộ các sản phẩm như thùng phi, bóng đèn huỳnh quang, cao su, nhựa... được nhà máy tận dụng, xử lý tái chế hiệu quả, góp phần giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường và mang lại nguồn thu đáng kế cho đơn vị.
ngoài ra, các chất thải rắn được nhà máy xử lý bằng hệ thống lò đốt hơi với nhiệt độ cao từ 1.050 - 1.300º c, đảm bảo an toàn khi thải ra ngoài môi trường. bên cạnh đó, nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị riêng (nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học; nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao; nước thải nhiễm dầu…). Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, cụ thể: Đối với nước thải nhiễm dầu, nhà máy thực hiện công VKhuôn viên Nhà máy tái chế xử lý rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại
đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hòa. với hệ thống xử lý nước thải hiện đại, được thực hiện theo các phương pháp cơ học (lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi); hóa lý (keo tụ); hóa học (ôxy hóa bậc cao) và sinh học đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
ông bùi xuân hùng - Giám đốc công ty Thanh Tùng 2 cho biết, thành công lớn nhất của doanh nghiệp là cùng với cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng giải quyết “bài toán” ô nhiễm rác thải, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách của tỉnh và nâng cao uy tín doanh nghiệp trong cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, công ty luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới về bvmT, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. hiện công ty Thanh Tùng 2 đã trở thành một đối tác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để ký hợp đồng thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn Đồng nai và các tỉnh lân cận, trong đó có các thương hiệu lớn như Toshiba, shiseido... và các Kcn như: Amata, biên hòa ii, loteco, biên hòa i, long Thành, nhơn Trạch….
là một đơn vị tiên phong đầu tư công nghệ xử lý cTcn và cTnh trên địa bàn, tuy nhiên, khi triển khai hoạt động kinh doanh công ty đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Trong đó có những vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách như Thông tư liên tịch số 34/2012/TTlT-bcT- bTnmT (Thông tư 34) của bộ công Thương và bộ Tn&mT hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Theo quy định của Thông tư 34, doanh nghiệp thu mua phế liệu từ khu chế xuất phải nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của thương nhân (Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu). Trong khi đó, công ty đang hợp đồng thu gom phế liệu với các Doanh nghiệp tại Kcn, khu chế xuất trên địa bàn Đồng nai và một số tỉnh lân cận (những hợp đồng này vẫn còn hiệu lực).
nếu áp dụng theo Thông tư 34 sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế không những cho công ty mà còn gây khó khăn cho các đơn vị khác. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, công ty Thanh Tùng 2 đã gửi công văn đến sở Tn&mT tỉnh Đồng nai đề nghị hướng dẫn các thủ tục, pháp lý có liên quan đến Thông tư 34.
“Khi chờ đợi hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, công ty cam kết trong quá trình thực hiện các hoạt động tái chế, xử lý phế liệu luôn đảm bảo an toàn lao động, bvmT, kiểm soát và xử lý các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn…) đạt các quy chuẩn chất lượng môi trường việt nam theo quy định của pháp luật” - ông hùng chia sẻ.
với mục tiêu phấn đấu trở thành một đơn vị mạnh trong lĩnh vực thu gom, tái chế phế thải và xử lý chất thải, công ty Thành Tùng 2 đang nỗ lực hoàn thiện công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đóng góp vào công cuộc bvmT và phát triển bền vững đất nước.
phương đình