3.1. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu và của VqG thể hiện trong các Bảng 1 và 2 và của VqG thể hiện trong các Bảng 1 và 2
Bảng 1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Loại đất, Loại Rừng Diện tíCh tỷ Lệ (%)
Đất có rừng 239.225,0 55,6 Đất trống 23.744,5 5,5 Đất nông nghiệp 161.621,7 37,6 Mặt nước 5.689,0 1,3 TỔNG 430.280,3 100,0 Đơn vị: ha
qua bảng trên cho thấy, diện tích đất có rừng chiếm (55,6%), trong khi diện tích mặt nước chỉ chiếm (1,3%).
Bảng 2: Hiện trạng tài nguyên rừng VQG
Loại Rừng CáC Loại Rừng (hA)Diện tíCh tỷ Lệ % Diện tíCh CáC Loại Rừng
Tổng VQG Ngoài VQG Tổng VQG Ngoài Rừng tự nhiên giàu 89.450,6 23.611,4 65.839,2 37,4 9,9 27,5 Rừng tự nhiên trung bình 64.658,1 21.883,6 42.774,5 27,0 9,1 17,9 Rừng tự nhiên phục hồi 25.687,2 4.938,2 20.749,0 10,7 2,1 8,7 Rừng tự nhiên nghèo 20.025,6 8.252,2 11.773,4 8,4 3,4 4,9 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa 8.837,8 1.610,6 7.227,2 3,7 0,7 3,0 Rừng lồ ô 3.512,2 197,8 3.314,4 1,5 0,1 1,4 Rừng trồng 27.053,6 1.505,3 25.548,3 11,3 0,6 10,7
TỔNG 239.225,1 61.999,0 177.226,0 100,0 25,9 74,1
Đơn vị: ha
qua bảng trên cho thấy, diện tích rừng tự nhiên giàu chiếm (27,5%), trong khi rừng lồ ô chiếm diện tích thấp nhất (1,4%).
3.2. Xây dựng bản đồ phân chia lưu vực của khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu
sử dụng bộ công cụ bao gồm 3D Analysis Tools, công cụ xử lý địa hình và xác định lưu vực trong Arc hydro, Arc Gis để xây dựng mô hình không gian ba chiều, phác họa, hiệu chỉnh dòng chảy mặt của khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích Gis phác họa lưu vực cho thấy, do bị chia cắt bởi dãy núi cao chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam, nên vqG được phân chia làm hai lưu vực của hai hệ thống sông lớn là sông Đa nhim và sông Krông nô (hình).
VHình: Bản đồ phân chia lưu vực khu vực nghiên cứu VQG Bidoup - Núi Bà
lưu vực 1 (thuộc hệ thống sông Đa nhim) có diện tích rừng là 32.439 ha, chiếm 52,5 % trong tổng diện tích rừng của vqG ( bao gồm khu vực phía nam vqG một phần huyện lạc Dương, Tp. Đà lạt, lâm hà, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần diện tích huyện Di linh); lưu vực 2 (thuộc hệ thống sông Krông nô) nằm ở phía bắc vqG thuộc huyện lạc Dương, và một phần nhỏ thuộc huyện Đam rông với tổng diện tích rừng là 29.610,2 ha, chiếm 47,8 % trong tổng diện tích rừng vqG.
3.3. Lượng hóa GTBVLVN đầu nguồn của VqG nguồn của VqG
3.3.1. Lượng hóa GTBVLVN đầu nguồn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:
Theo nghị định 115/2008/nĐ- cp mức thủy lợi phí là 982.000 đồng /ha/vụ. số tiền này coi như giá trị nguồn nước được sử dụng trong nông nghiệp trong một năm. Theo vũ Tấn phương (2007), trong sản xuất nông nghiệp bình quân khối lượng nước cần cho tưới tiêu vụ mùa khoảng 10.000m3/ha/vụ. vậy giá một m3 nước cung cấp cho một vụ là 98 đồng/m3/năm.
so với đất trống cây bụi và đất canh tác nương rẫy, rừng có tác dụng tăng dòng chảy kiệt 25 - 31%, vậy giá trị trung bình 28%. như vậy, diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu cung cấp 28% trong 10.000 m3
nước bình quân cung cấp cho 1 ha đất nông nghiệp trong một năm.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 161.621,7 ha. Diện tích rừng toàn khu vực là 239.225,1 ha, trong đó rừng vqG bidoup - núi bà 61.999,0 ha, chiếm 25% trên tổng diện tích rừng. Giá trị đóng góp về cung cấp nước tưới cho toàn bộ đất nông nghiệp của rừng bidoup - núi bà được tính theo công thức (1) là:
G = 1 0 . 0 0 0 * 1 6 1 . 6 2 1 , 7 *98*28%*25% = 11.087.248.620 đồng/năm.
3.3.2. Lượng hóa GTBVLVN đầu nguồn cung cấp cho sản xuất nước sạch:
a. Điều tra số lượng, công suất các nhà máy nước sạch trong khu vực nghiên cứu
Theo thống kê, trong lưu vực nghiên cứu có 8 nhà máy sản xuất nước sạch, gồm: Đan Kia 2, Đan Kia 1, hồ Than Thở, hồ xuân hương, hồ Đa Thiện, hồ Tuyền lâm, Đức Trọng, Di linh. Tổng sản lượng nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của các nhà máy là 30.112.500 m3/năm.
b. Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng cho sản xuất nước sạch
căn cứ vào tổng sản lượng nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của nhà máy là 30.112.500 m3/năm, đơn giá 1m3 (40 đồng), quản lý phí (10%) từ doanh thu, có thể tính ra kết quả doanh thu = 1.084.050.000 đồng/năm.
c. xác định tổng diện tích quy đổi các loại rừng (tính theo quy định của nghị định 99/2010/nĐ-cp), có kết quả như sau:
-Tổng diện tích rừng quy đổi của vqG: 29.104,21 ha
- Tổng diện tích rừng ngoài vqG quy đổi: 134.692,86 ha
- Tổng diện tích rừng quy đổi của khu vực nghiên cứu: 29.104,21 + 134.692,86 = 163.797,06 ha.
d. số tiền chi trả cho một ha rừng quy đổi
số tiền chi trả bình quân 1 ha rừng từ dịch vụ bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sản xuất nước sạch được tính theo công thức (3) là: 6.618 đồng/ha/năm.
e. GTbvlvn cung cấp cho sản xuất nước sạch
số tiền chi trả cho vqG trong một năm tính theo công thức (2) là: 192.611.661 đồng/năm.
3.3.3. Lượng hóa GTBVLVN đầu nguồn cung cấp cho sản xuất thủy điện
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khu vực có 8 nhà máy thủy điện được cung cấp nước từ vqG bidoup - núi bà. Tuy nhiên chỉ có một phần diện tích rừng thuộc lưu vực 1 phía nam vqG nằm trong lưu vực sông Đa nhim là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện. nhóm nghiên cứu đã tính toán tổng sản lượng và giá trị cấp nước cho các nhà máy thủy điện của vqG (bảng 3).
Bảng 3: Giá trị cung cấp nước cho thủy điện của VQG Bidoup - Núi Bà
tt tên Cơ SỞ Sản xuất Kinh DoAnh
Sản Lượng MứC Chi tRả DịCh VỤ
MÔi tRường thành tiền
(Kw) ( Đồng) ( Đồng) 1 Đại Ninh 868.500.000 20 17.370.000.000 2 Đa Nhim 864.000.000 20 17.280.000.000 3 Sông pha 36.000.000 20 720.000.000 4 Đa Khai 34.600.000 20 692.000.000 5 Suối Vàng 12.600.000 20 252.000.000 6 Quảng 700.000 20 14.000.000 7 Đa Dâng 2 119.200.000 20 2.384.000.000 8 Tà Nung 4.300.000 20 86.000.000 9 Tổng 1.939.900.000 20 38.798.000.000 10 Quản lý phí (10%) 3.879.800.000 11 Thực thu 34.918.200.000
12 Tổng diện tích rừng của lưu vực quy đổi 163.79713 Bình quân chi trả cho một ha rừng/năm 213.180