MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY
nguyễn QuAng hùng
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Văn phòng Quốc hội
The assessment of the institutional systems, policies and legislations is one of the most important
tasks of the Viet Nam’s legislature as well as of other countries around the world. There are considerable reliable assessment methods that were applied in practices, but there has been no practical application in Viet Nam. Based on practical field work, the authors introduce the PSRR-RIA methodology in assessment of environmental protection institutions, policies and legislations in Nhue – Day River Basin. This approach is integrated with multi-disciplinary and multi-sector approaches. The method is applied in the revised RIA-PSRR, and will be complete for additional institutions, policies and legislations in the field of environment as soon as possible. This will be an effective advisory and supportive tool for lawmakers to enact policies and legislations which are feasible and practical.
việc đánh giá thể chế, chính sách và pháp luật (cs&pl) là một trong những công việc quan trọng trong công tác lập pháp của nước ta cũng như ở các nước trên thế giới. Trên thế giới đã có một số phương pháp đánh giá khá tốt nhưng áp dụng vào thực tiễn việt nam có phần không sát thực tế. Từ thực tiễn công việc trong nhiều năm qua, xin giới thiệu phương pháp psrr-riA trong đánh giá thể chế, cs&pl bvmT nước lưu vực sông (lvs) nhuệ - sông Đáy. Đây là phương pháp tiếp cận tổng hợp, có tính đa ngành, đa lĩnh vực. việc áp dụng phương pháp psrr-riA trong sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thể chế, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Điều này sẽ tham mưu và là công cụ bổ trợ đắc lực cho các nhà lập pháp ban hành được những chính sách, pháp luật khả thi, hiệu quả.
1. MỞ đầu
các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học hiện nay cho rằng tài nguyên nước (Tnn) trên các lvs là một trong những loại tài nguyên rất quý, quý hơn các loại tài nguyên khác, chúng tương đương với tài nguyên dầu khí. chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế
- xã hội (KT- xh), bảo đảm an ninh lương thực, sinh kế, bvmT, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng của từng quốc gia và khu vực.
lvs nhuệ - sông Đáy nằm ở hữu ngạn của sông hồng với diện tích tự nhiên khoảng 8.358 km2, có 23 phụ lưu cấp 1, 2, 3 (bao gồm cả sông nhuệ), tổng lượng nước hàng năm vào khoảng 28,8 tỷ m3 và nằm trong 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) là hà nội, hòa bình, hà nam, nam Định và ninh bình với dân số năm 2012 là 10,5 triệu người. Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển KT - xh trong lvs nhuệ - sông Đáy diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, nộp ngân sách nhà nước (nsnn) hàng nghìn tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích đã mang lại, tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển KT - xh gây ra đang ở mức báo động. môi trường nước lưu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. nhìn chung, điễn biến môi trường chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể. Trước các thách thức về quản lý sử dụng và phát triển bền vững trên lvs, Đảng,
quốc hội, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động bvmT trên lvs nhuệ - sông Đáy.
việc đánh giá một thể chế, chính sách, pháp luật hay một văn bản được ban hành ở nước ta thường sử dụng phương pháp riA (regulatory impact Assessment - viết tắt là riA). phương pháp này cũng được các nước oEcD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) sử dụng khá phổ biến để đánh giá tác động của chính sách trước khi ban hành. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn lẻ một phương pháp trong việc đánh giá chính sách vẫn bộc lộ một số thiếu sót, chưa đầy đủ. vì vậy, sử dụng phương pháp psrr-riA để đánh giá thể chế, cs&pl bvmT là phương pháp hữu hiệu.
Giới thiệu phương pháp psrr- riA trong việc đánh giá thể chế, cs&pl bvmT nói chung và bvmT nước lvs nhuệ - sông Đáy nói riêng.