Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), trong những năm gần đây, lực lượng cảnh sát môi trường (CSMT) đã phát hiện một số đơn vị cố tình nhập khẩu, mua, bán dầu biến thế đã qua sử dụng với khối lượng lên tới hàng trăm tấn. Đây là loại chất thải nguy hại (có thể chứa hợp chất PCB), vi phạm pháp luật về BVMT. Những vụ việc này cho thấy, nhận thức về độc chất PCB của các doanh nghiệp còn rất sơ sài.
Từ những năm 1930 của thế kỷ trước, pcb (polychlorinated biphenyls) được xem là loại hóa chất hoàn hảo nhất trong công nghiệp và sử dụng như phụ gia công nghiệp trong dầu cách điện của các thiết bị điện như máy biến thế, tụ điện, máy cắt; trong dầu công nghiệp của thiết bị nâng hạ thủy lực và trong các sản phẩm dân dụng như giấy không chứa cácbon, chất chống cháy, chất bịt kín trong xây dựng...
Trước đây, việt nam đã nhập khẩu rất nhiều thiết bị và dầu có khả năng chứa pcb, ước tính, hiện tại, tổng lượng dầu chứa pcb có thể lên đến hàng chục nghìn tấn. Điều đáng nói, tình trạng vi phạm pháp luật về bvmT trong hoạt động mua bán, thanh lý và tái chế dầu biến thế của các doanh nghiệp đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống của
người dân. cụ thể như vụ việc của 23 công ty thành viên thuộc Evn đã bán trái phép hơn 564.000 lít dầu biến thế thải có chứa pcb đã qua sử dụng vào năm 2009. vụ việc này đã tạo ra những dư luận trái chiều xung quanh công tác quản lý pcb trong các doanh nghiệp thuộc ngành điện, nơi vốn được xem là có quy trình quản lý các thiết bị và dầu biến thế chặt chẽ.
Trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng nguyễn xuân lý cho biết, thực tế đến nay vẫn chưa thể thống kê chính xác có bao nhiêu tấn dầu biến thế chứa chất pcb đã được mua bán trái phép vì trước khi đem đấu giá, nhiều cơ sở không tiến hành phân tích tỷ lệ (cTnh) và hàm lượng độc chất pcb. hành vi mua bán, thu gom, vận chuyển và xử lý cTnh của các doanh nghiệp trên tuy chưa thể truy cứu trách nhiệm
hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đã vi phạm nghiêm trọng luật bvmT và quy định của Thông tư 12/2011/ TT-bTnmT của bộ Tn&mT về quản lý cTnh, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Dự án quản lý pcb tại việt nam cảnh báo, pcb là một hóa chất có độc tính cao, thuộc nhóm 2A là nhóm có khả năng gây ung thư cho con người và đang được cơ quan quốc tế nghiên cứu vể ung thư iArc của Tổ chức Y tế Thế giới (Who) đề xuất phân loại vào nhóm 1 là nhóm gây ung thư. Khi bị phơi nhiễm pcb, pcb sẽ “ngấm dần” trong cơ thể và chỉ khi mức độ phơi nhiễm đủ lớn mới xuất hiện các triệu chứng để nhận biết. người lao động tại các doanh nghiệp thu mua, thanh lý, sử dụng và vận chuyển pcb đều VPCB được sử dụng như phụ gia công nghiệp trong dầu cách điện của máy biến thế
có khả năng phơi nhiễm pcb cao. Theo ông phạm mạnh hoài - quản đốc của Dự án quản lý pcb tại việt nam, do tính độc hại của pcb đối với môi trường và sức khỏe con người, nên việc sản xuất và sử dụng pcb hiện đã bị cấm sản xuất hoặc hạn chế nghiêm ngặt trong việc sử dụng ở nhiều quốc gia. Tại việt nam, các vật liệu, thiết bị có chứa pcb sẽ bị cấm sử dụng hoàn toàn vào năm 2020. hiện nay, các vật liệu, thiết bị này nếu vẫn đang ở giai đoạn sử dụng, được xếp vào loại cTnh tiềm năng có chứa pcb. chúng cùng với chất thải như thiết bị điện, dầu truyền tải điện đã qua sử dụng có chứa pcb cần phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-bTnmT. các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải hoặc dầu truyền tải điện có chứa pcb đều phải đăng ký với cơ quan quản lý là sở Tn&mT địa phương hoặc bộ Tn&mT và được cấp phép hoạt động với mã số cTnh đăng ký. năng lực của doanh nghiệp sẽ được đánh giá trên cơ sở đảm bảo an toàn trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải hoặc dầu thải nguy hại. cụ thể là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành nghề liên quan đến cTnh như lập sổ chủ nguồn thải, có kho lưu giữ tạm thời, có xe vận chuyển, dụng cụ thu gom, xử lý và đảm bảo các điều kiện về bvmT đúng quy định trong quá trình hoạt động... Trước khi tiến hành thu gom, thanh lý, vận chuyển, xử lý các doanh nghiệp cần phải phân tích nồng độ pcb có trong dầu thải, chất thải, thiết bị thải đồng thời thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ cTnh; Theo dõi, giám sát việc chuyển giao, xử lý cTnh; lập sổ giao nhận cTnh để theo dõi loại, số lượng, mã cTnh, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý cTnh của mình… ông phạm mạnh hoài nhấn mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ thu
gom, tái chế, xử lý cTnh cần ý thức được những hiểm họa từ các hoạt động của mình và phải chịu trách nhiệm khi đã nhận chất thải từ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của họ. bất cứ hoạt động xuất nhập khẩu, thu gom, sử dụng, vận chuyển và tiêu hủy loại cTnh này đều phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho môi trường và cộng đồng, các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý cTnh nói chung và chất thải, dầu thải có chứa pcb nói riêng phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát sinh cTnh và phòng ngừa, ứng phó sự cố do cTnh.
sẽ là rất nguy hiểm nếu các doanh nghiệp không nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường, cũng như các cấp, các ngành không đẩy mạnh các biện pháp thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng vi phạm trong thu gom, vận chuyển, xử lý cTnh, trong đó có chất thải, dầu thải có chứa pcb, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng. bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cách bvmT mà vẫn có lợi, vừa phát triển kinh tế vừa mang lại môi trường trong sạch cho các thế hệ tương lai, đó mới là mục tiêu phát triển bền vững của
doanh nghiệpn h. Linh
Điều 26, THÔNG Tư 12/2011/TT-BTNMT quy ĐịNH Về TráCH NHiệM CHỦ HàNH NGHề qLCTNH NHư Sau: