Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 46 - 51)

- Giai điệu đƣợc cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

+ “Nam Ai, Nam Bình”: làn điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế, thể hiện tình yêu mến với di sản văn hóa phi vật thể - “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông

III. Kết bài

Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo PHÂN TÍCH

Lắng tai nghe…

Khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi Dõi mắt nhìn…

Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.

Vâng! Xuân về đánh thức ngàn cây cỏ nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn đánh thức nguồn cảm xúc vô tận của thi nhân. Lắng lòng lại, ta nghe đâu đây sắc xuân, tình xuân đang hòa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị, tứ thơ sâu lắng nhƣng ôm trọn tâm hồn đôn hậu, bình dị, thiết tha yêu cuộc sống của nhà thơ.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đƣợc Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, ngay trên giƣờng bệnh và chỉ ít lâu sau tháng 12 năm 1980, nhà thơ mãi mãi ra đi. Ở giữa mùa đông giá rét của xứ Huế, đối mặt với biên giới giữa sự sống và cái chết nhƣng không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh. Ngƣợc lại, tâm hồn thi nhân càng nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận sâu sắc về một mùa xuân nồng ấm tình ngƣời, khiến ngòi bút nở hoa để một “Mùa xuân nho nhỏ” ấm áp tâm tình của thi nhân trƣớc thiên nhiên, con ngƣời, cuộc sống.

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, là mùa muôn hoa đua nở đem đến hƣơng sắc, vị ngọt của sức sống, tình yêu, hạnh phúc. Trƣớc vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân, các thi nhân đều cảm nhận bằng con mắt trìu mến, thân thƣơng. Mùa xuân hiện ra với muôn vàn sắc màu rực rỡ:

“Cỏ xanh nhƣ khói bến xuân tƣơi Lại có mƣa xuân nƣớc vỗ trời.” (Nguyễn Trãi)

Vũ điệu của mùa xuân đã rót vào tâm hồn Thanh Hải niềm cảm xúc dâng trào. Thật đơn sơ, lặng lẽ mà mùa xuân vẫn hiện về tràn đầy sức sống trào dâng:

“Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc.”

Giản dị mà đầm ấm xiết bao! Thanh Hải đã khéo chọn cho mình một bức tranh xuân với gam màu ấm áp, mà dịu dàng, trang nhã. Một màu xanh của dòng Hƣơng Giang mênh mông, êm đềm, một màu tím biếc của bông hoa nhỏ bé. Sự sắp xếp hết sức cân đối hài hòa của bức tranh thơ, cái to lớn bao la không lấn át cái nhỏ nhoi, bé

bỏng. Màu xanh của dòng sông làm nền cho sắc tím của hoa càng nổi bật. Chỉ vài nét phác thảo, Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân thơ mộng hài hòa. Bằng biện pháp đảo ngữ “mọc giữa dòng sông xanh”, tác giả đã tô đậm hình ảnh một bông hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, vƣơn lên sự sống trong điều kiện có phần khắc nghiệt để hòa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao la vô tận. Hình ảnh thơ thật nhẹ nhàng, thanh thoát, màu hoa tím biếc nhè nhẹ xuôi dòng Hƣơng Giang xanh thẳm thật thơ mộng lãng mạn, quyến rũ đến lạ thƣờng! Một màu tím thủy chung đặc trƣng của con ngƣời xứ Huế mộng mơ, trầm tƣ, cổ kính.

Trong không gian tĩnh lặng của mùa xuân bị khuấy động bởi âm thanh ngân vang đầy trìu mến chất chứa niềm vui rộn rã:

“Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời.”

Mùa xuân không chỉ với sắc màu hài hòa mà bức tranh xuân ấy bỗng nhộn nhịp hẳn lên với tiếng chim hót vang trời chào đón ngày mới. Không gian tƣơi vui ấy làm xao động đến tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Thanh Hải đang lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện cao vút trong không trung. Tác giả đặt từ “Ơi” vào câu thơ nhƣ một lời thốt lên ngạc nhiên thích thú, nhƣ một nốt nhạc ngân vang trong bản trƣờng ca mùa xuân vô tận. Tiếng chim hót nhƣ rót vào tâm hồn nhà thơ một niềm trìu cảm. Tâm hồn nhà thơ đang tràn ngập niềm vui để ngôn từ thốt lên “hót chi mà” nhƣ một lời trách yêu đầy thân thƣơng. Tiếng chim chiền chiện hát vang lừng trong trẻo cao vút nhƣ nốt thăng rộn rã của mùa xuân. Tiếng hát ấy cứ kéo dài, ngân nga rồi lan tỏa hòa quyện vào bầu trời xuân kèm không gian bừng sáng, rộn ràng. Trong dòng cảm xúc tuôn trào trƣớc mùa xuân, Thanh Hải nhƣ cảm nhận đƣợc hơi thở nồng ấm của mùa xuân, hƣơng vị ngọt ngào của mùa xuân, sắc xuân tình xuân chan chứa: “Từng giọt long lanh rơi

Tôi đƣa tay tôi hứng.”

Nhà thơ đón nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác và cả xúc giác. Nhà thơ đƣa tay hứng lấy từng giọt gì đang long lanh rơi? Giọt sƣơng chăng? Hay giọt nắng? Hay những giọt âm thanh của tiếng chim? Mà đó chính là những giọt mùa xuân, giọt hạnh phúc của tình đời nhƣ đƣợm thắm cả đất trời, hòa nguyện vào tâm hồn thi sĩ. Thanh Hải xòe bàn tay mình ra để cảm nhận những hƣơng vị ngọt ngào của mùa xuân bằng thái độ trân trọng, nâng niu áp vào trái tim mình. Tác giả đã cụ thể hóa từng giọt mùa xuân nhƣ chan hòa vào lòng đất mẹ để muôn hoa khoe sắc thắm để sức sống dâng trào, để tâm hồn con ngƣời tràn ngập niềm vui.

Trong vũ điệu của mùa xuân, ta không chỉ thấy đƣợc vẻ đẹp quyến rũ của mùa xuân thiên nhiên mà con ngƣời bắt gặp mùa xuân trẻ trung, sôi nổi của con ngƣời Thanh Hải đƣa ra hai hình ảnh cụ thể, tiêu biểu của đất nƣớc đó là ngƣời lính và ngƣời nông dân:

“Mùa xuân ngƣời cầm súng Lộc giắt đầy quanh lƣng Mùa xuân ngƣời ra đồng Lộc trải dài nƣơng mạ.”

Hình ảnh lộc non là biểu tƣợng cho sức sống mới vƣơn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa đƣợc mang đến theo từng bƣớc chân ngƣời lính. Lộc mà ngƣời chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xƣơng máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Ngƣời lính biểu trƣng cho những con ngƣời bảo vệ Tổ quốc và ngƣời nông dân là những con ngƣời tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Bằng hình thức sóng đôi hài hòa, âm hƣởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay ngƣời nông dân “lộc trải dài nƣơng mạ”. Bàn tay của “ngƣời ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nƣớc. Đôi bàn tay kì diệu của những ngƣời họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nƣớc. Cũng nhƣ ngƣời cầm súng, lộc của ngƣời ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà ngƣời nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Ngƣời cầm súng, ngƣời ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con ngƣời đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Giai điệu rộn rã của mùa xuân, nhịp sống con ngƣời chừng nhƣ hối hả hơn, xôn xao hơn: “Tất cả nhƣ hối hả

Tất cả nhƣ xôn xao.”

Tâm hồn con ngƣời hòa quyện vào thiên nhiên, hòa quyện vào giai điệu mùa xuân. Điệp từ “tất cả” nhƣ nhấn mạnh nhịp điệu cuộc sống, mùa xuân. Lời thơ thể hiện niềm hân hoan, rung động trong tâm hồn tác giả. Các cặp từ láy “hối hả”, “xôn xao” vừa gợi cảm vừa gợi hình, nhịp điệu khẩn trƣơng, phấn khởi, rộn rịp, tƣng bừng khơi gợi niềm vui náo động trong lòng ngƣời.

Âm hƣởng của mùa xuân tràn ngập cả thiên nhiên, hòa vào tâm hồn con ngƣời những niềm rung động. Bất giác Thanh Hải chạnh lòng nghĩ đến quê hƣơng đất nƣớc, âm hƣởng câu thơ bỗng trầm buồn, sâu lắng:

“Đất nƣớc bốn nghìn năm Vất vả và gian lao

Đất nƣớc nhƣ vì sao Cứ đi lên phía trƣớc.”

Trong giai điệu trầm lắng suy tƣ, câu thơ nhƣ đƣa ta trở về với quá khứ bốn ngàn năm lịch sử. Trải dài suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc, Tổ quốc ta đã trải qua bao biến động, thăng trầm. Ngày từ buổi đầu dựng nƣớc, dựng nƣớc đã đứng trƣớc nguy cơ xâm lƣợc của kẻ thù. Câu chuyện mang màu sắc huyền sử về Thánh Gióng, cậu bé ba tuổi làng Phù Đổng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nƣớc. Một ngàn năm nô lệ cho phong kiến phƣơng Bắc đầy đau thƣơng, tủi nhục, những hình ảnh của những ngƣời phụ nữ kiên trinh “chỉ muốn cƣỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lƣng làm tì thiếp cho ngƣời”. Năm 938, với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở ra một kỉ nguyên mới của độc lập tự chủ. Những vần thơ bỗng trầm lắng suy tƣ nhƣ gợi nhớ về một thời kỳ đau thƣơng mà anh dũng. Trong thời kỳ ấy sản sinh ra những ngƣời con trƣởng thành từ đất mẹ đầy gian nan, vất vả nhƣng luôn giành chiến thắng:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.” (Nguyễn Đình Thi)

Đã qua bao cuộc biến động của lịch sử, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam vẫn kiên cƣờng anh dũng, hiên ngang vƣợt qua những thử thách đầy cam go, quyết liệt. Từ “cứ” vang lên nhƣ một lời khẳng khái hùng hồn, một niềm tin bất diệt của Thanh Hải về tƣơng lai đất nƣớc đẹp lung linh, lấp lánh nhƣ những vì sao trên bầu trời Tổ quốc. Đó là cách so sánh thật độc đáo và mới lạ, là sức liên tƣởng vừa hiện thực vừa lãng mạn nhƣ khơi gợi trong lòng ngƣời đọc một hình ảnh đẹp về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.

Trong cảm xúc về mùa xuân đang dâng trào nhà thơ bỗng muốn hóa thân: “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.”

Cái giai điệu nhè nhẹ, du dƣơng, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp, những luyến láy, điệp ngữ “ta làm…, ta làm…, ta nhập” cứ xôn xao, réo rắt mãi trong lòng ngƣời đọc, chừng nhƣ ta đƣợc bay bổng theo ƣớc mơ của tác giả. Các động từ “làm”, “nhập” thể hiện một sự hóa thân kì diệu. Cái “ta” bây giờ không còn riêng là cái ta của tác giả mà nó đã hòa nhập, đồng điệu với cái ta của tất cả mọi ngƣời. Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” mang ý nghĩa biểu lộ một lẽ sống, niềm tâm niệm của Thanh Hải đối với Tổ quốc, Nhân dân. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân đã từng nhận xét: “Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào tâm hồn” (Thi nhân Việt Nam). Vâng! Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã mở cửa cho tất cả chúng ta cảm nhận một trái tim khiêm tốn bình dị, đôn hậu, chân thành của nhà thơ. Không ƣớc mơ cao xa, Thanh Hải chỉ nhỏ nhẹ xin làm một tiếng chim hót góp tiếng ca tƣơi vui vào giai

điệu rộn rã của mùa xuân, một cánh hoa nhỏ bé giữa rừng hoa muôn ngàn sắc thắm của dân tộc. Thanh Hải đã khéo mƣợn vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cuộc đời để thể hiện niềm mong ƣớc thiết tha đƣợc sống có ích, đem lại hƣơng sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nƣớc. Khát vọng sống là trọn đời hiến dâng của Thanh Hải cũng gặp đƣợc nét đồng điệu trong tâm hồn các nhà thơ khác:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là đâu chỉ nhận riêng mình.” (Tố Hữu)

Nhà thơ cũng có ƣớc mơ nguyện sống là phải cho, phải cống hiến. Đó là quan niệm sống đẹp đúng đắn. Say trong vũ khúc mùa xuân, khúc nhạc lòng Thanh Hải cứ ngân lên nhƣ cây đàn muôn điệu. Đọc khổ thơ ta mới cảm nhận đƣợc tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng cháy bỏng cống hiến cho đời. Trong bản hòa ca trầm bổng của mùa xuân, Thanh Hải chỉ mong đƣợc làm một và chỉ một “nốt trầm xao xuyến”. Một nốt trầm ấy lặng lẽ, đơn sơ, nhỏ nhẹ nhƣng lại không thể thiếu trong bản giao hƣởng mùa xuân. Cái âm thanh trầm lắng của nốt trầm trong bản hòa ca càng làm tăng thêm sức gợi cảm trong giai điệu gọi mùa “Em ơi! Mùa xuân đến rồi đó!”. Cảm hứng ấy càng thêm mãnh liệt khi ta ngâm khẽ những vần thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Âm hƣởng của nốt trầm ấy cứ mãi du dƣơng để lại dƣ âm ngọt ngào trong lòng ngƣời sau những nốt thăng cao vút, rộn rã của cuộc đời. Thật khiêm nhƣờng nhà thơ nguyện đƣợc hóa thân thành “nốt trầm xao xuyến” để nhập vào khúc ca tiếng hát của cuộc đời một cách âm thầm, lặng lẽ, muốn đem tài năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần cho sự nghiệp xây dựng hòa bình, đổi mới của đất nƣớc.

Tất cả khát vọng nhƣ lắng lại trong tâm hồn nhà thơ nhƣ một niềm cảm xúc: “Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời.”

Mùa xuân là khái niệm trừu tƣợng chỉ thời gian. Thanh Hải đã cụ thể hình ảnh “nho nhỏ” thể hiện một tâm hồn bình dị, lặng lẽ cống hiến. Lặng lẽ thôi mà sao đẹp biết bao, dạt dào nhƣ sóng triều dâng. Trong lời tự tình của tác giả làm chúng ta liên tƣởng đến những con ngƣời trong “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, ngƣời chiến sĩ của Lê Anh Xuân trong “Dáng đứng Việt Nam”:

“Từ dáng đứng của anh giữa đƣờng băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.”

(Lê Anh Xuân)

Lật tiếp những dòng thơ của Thanh Hải, ta lại liên tƣởng đến những chiến sĩ, những cô gái thanh niên xung phong đã miệt mài, âm thầm cống hiến cả tuổi xuân phơi phới tƣơi đẹp cho Tổ quốc:

“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hƣớng thù hứng lấy luồng bom.” (Lâm Thị Mỹ Dạ)

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ Tổ quốc, cống hiến luôn là khát vọng cháy bỏng ngày đêm thƣờng trực trong tâm hồn Thanh Hải. Trở về với dòng chảy lịch sử cách đây sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã khẳng định tấm lòng trung hiếu sắt son với đất nƣớc:

“Bui có một lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” (Thuật hứng XXIV)

Thanh Hải ngay trên giƣờng bệnh trong điều kiện khắc nghiệt vẫn khẳng định khát vọng cống hiến trọn cả cuộc đời cho Tổ quốc:

“Dù là tuổi hai mƣơi Dù là khi tóc bạc.”

Điệp ngữ “dù là” thể hiện một chân lý, một giá trị sống, cống hiến trọn đời mình. Câu thơ mang âm hƣởng mạnh mẽ, khẳng khái nhƣ lời nguyện cầu thành tâm nhất của Thanh Hải trƣớc lúc ra đi. Lời tâm nguyện ấy thật thủy chung, son sắt vững bền. Ngay trong tuổi xanh tràn đầy sức sống hay khi đã về già, ngọn lửa nhiệt tình vẫn không bao giờ lịm tắt. Thanh Hải chỉ xin làm một mùa xuân nho nhỏ trong hàng triệu mùa xuân nho nhỏ khác để đƣợc suốt đời góp phần cho “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Lê Anh Xuân)

Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ trong âm điệu nhẹ nhàng êm ả nhƣ giọng hò xứ Huế: “Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình Nƣớc non ngàn dặm mình Nƣớc non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.”

Vẫn trái tim dào dạt yêu quê hƣơng, Thanh Hải chọn khúc hát giữa mùa xuân. Giai điệu êm ái Nam ai, Nam bình, thiết tha hiền hòa nhƣ con ngƣời Việt Nam. Dù ở trên mảnh đất “nƣớc non nghìn dặm” hay ở bất đâu cũng đẹp, cũng gắn liền với tình cảm con ngƣời:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)