MÂY VÀ SÓN G TAGOR

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 120 - 123)

IV. Giá trị nghệ thuật:

MÂY VÀ SÓN G TAGOR

dàn ý Phân tích bài thơ mây và sóng

a, Mở bài

– Thơ về tình mẫu tử là một chủ đề không bao giờ vơi cạn.

– Mây và sóng là một trong những bài thơ đƣợc nhà thơ Ta-Go nói về tình mẫu tử thiêng liêng,cao đẹp của một đứa trẻ giành cho mẹ của mình.

b, Thân bài

* Cả bài thơ nhƣ lời thủ thỉ của em bé đang kể cho mẹ nghe về những cuộc vui rong chơi của mình ở trên bầu trời.

– Em bé ngƣớc nhìn lên bầu trời,tƣởng tƣợng mình đang chơi với mây,với bình minh vàng,vầng trăng bạc,…cuộc sống trên mây thật hấp dẫn,thú vị đối với một đứa trẻ nhƣ em.

– Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể.Tuy hình ảnh ngƣời mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhƣng lại hiện hữu,dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

– Chơi vui nhƣng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hƣớng về mẹ yêu: “Mẹ đang đợi mình ở nhà

Làm sao có thể rời mẹ mà đến đƣợc”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi đƣợc bên cạnh mẹ mình,những ngƣời yêu thƣơng mình cho đƣợc,mặc dù bên ngoài biết bao điều hay,hấp dẫn đang đợi.

* Tình yêu mẹ vẫn luôn song hành trong tâm hồn đứa trẻ,chính mẹ,tình yêu thƣơng của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại với mẹ.

– “Con là mây,mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng đƣợc biểu hiện sâu đậm,con luôn bên mẹ nhƣ trăng với mây,ví mẹ nhƣ trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

– Cuộc đối thoại của những ngƣời trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi,mặc sóng vẫy gọi,chào mời nhƣng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà,em không thể nào rời mẹ.

– Với em,mẹ là nguồn sóng,là niềm vui,là nụ cƣời của em.Mẹ luôn là phật sống của đời con,mẹ cho con tình yêu cao quý,mẹ là lý trí của đời con.

– “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”:Lòng mẹ bao dung nhƣ bến bờ.Hình ảnh bến bờ để sóng lăn,lăn mãi rồi sẽ cƣời tan nhƣ hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con.Mẹ bây giờ nhƣ là bờ đê để con ƣớc ao bao điều.

– Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhƣng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian. * Nghệ thuật

– Hình thức đối thoại lồng độc thoại,hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tƣợng trƣng,kết cấu thơ lặp lại và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa càng làm cho bài thơ sinh động,sâu sắc hơn trong mắt ngƣời đọc. c, Kết bài

– Bài thơ nhƣ một bức tranh thiên nhiên màu sắc đƣợc vẽ bằng tình mẫu tử thiêng liêng.Nó là điểm tựa hƣớng con tới tƣơng lai tƣơng sáng.

PHÂN TÍCH

Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phầm viết về tình cảm gia đình. Ta dã biết những tác phẩm nhƣ Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lƣng mẹ, Con cò… Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó còn có bài thơ Mây và sóng của Ta-go – một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào Ấn Độ.

Trò chơi của những ngƣời sống trên mây và sóng thật thú vị, không gì tả nổi, hấp dẫn đến lạ kì:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trƣớc mắt em bé. Đƣợc chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi đƣợc chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó qua đi, em đã hỏi:

Con hỏi: “Nhƣng làm thế nào mình lên đó đƣợc?”. Con hỏi: “Nhƣng làm thế nào mình ra ngoài đó đƣợc?”.

Đó là một điều thật dễ hiểu, dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Nhƣng đúng lúc này hình ảnh ngƣời mẹ lại hiện lên trong tâm trí em:

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến đƣợc?”

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi đƣợc?”.

Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cƣời, nhảy múa rồi lƣớt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thƣơng của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.

Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những ngƣời sống trên mây và sóng:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cƣời vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhƣng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên ngƣời mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cƣời vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng nhƣ là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói nhƣ vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cẳm giữa em và ngƣời mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sấc đến mức không ai có thể hiểu hết đƣợc. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhƣng tác phẩm khộng vì thế mà trở nên nhàm chán. Ngƣợc lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thèm bền chật. Cùng với đó, Ta-go đã tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tƣợng cho thiên nhiên. Những hình ảnh biểu tƣợng đó đƣợc nhân hoá lên có tâm hồn, tiếng nói khiến cho chúng thêm phần sống động trƣớc mắt ngƣời đọc. Giọng diệu thiết tha, sâu sắc của một ngƣời con với mẹ của mình.

Tác phẩm Mây và sóng của Ta-go tựa nhƣ một bài ca. Bài ca ấy cho ngƣời đọc thấu hiểu rằng tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời nó cũng nhắc nhở mỗi ngƣời trong chúng ta về cuộc đời bao giờ cũng có những cám dỗ, điều quan trọng là ta phải biết vƣợt qua nó. Một trong những động lực giúp ta biết vƣợt qua chính là tình cảm của ngƣời mẹ dành cho ta. Với những điều đó, tác phẩm đã để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)