Nhân vật ông họa sĩ:

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 77 - 82)

II. Thân bài: Phân tích bài thơ

2. Nhân vật ông họa sĩ:

- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhƣng hầu nhƣ ngƣời kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con ngƣời, về nghệ thuật.

- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của ngƣời nghệ sĩ đi tìm đối tƣợng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối.

- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “ngƣời con trai ấy đáng yêu thật nhƣng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tƣ của nhân vật ông họa sĩ về ngƣời thanh niên và về những điều khác nữa đƣợc gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tƣ tƣởng.

3. Nhân vật cô kĩ sƣ.

- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lƣng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những ngƣời khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của ngƣời thanh niên, về cái thế giới những con ngƣời nhƣ anh mà anh kể, và về con đƣờng cô đang đi tới”. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thƣờng biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao ! Khoảnh Khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi ngƣời ta bắt gặp đƣợc những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn ngƣời khác. - Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tƣợng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tƣ cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con ngƣời, về cuộc sống. Qua tâm tƣ của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hƣởng của nhân vật anh thanh niên.

- Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhƣng cũng kịp thể hiện những nét đẹp trong tính cách. Là ngƣời rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ đƣợc tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên và con ngƣời. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời ( mua sách cho anh, dừng xe dƣới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những ngƣời bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là ngƣời dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sƣ về anh thanh niên – ngƣời cô độc nhất thế gian, ngƣời rất “thèm ngƣời”

=> Qua cảm xúc,suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sƣ, ông họa sĩ, hình ảnh anh thanh niên đƣợc hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác phẩm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính nhƣ đƣợc soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc. 5. Nhƣng nhân vật khác

- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét.

- Ông kĩ sƣ vƣờn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngày khác”. Ông ngồi im trong vƣờn su hào rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn đƣợc to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ sƣ làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ những con ngƣời nơi mảnh đất Sa Pa mới hiểu hết đƣợc ý nghĩa của nó.

- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tƣ thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mƣa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dƣới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc.

- Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội.

-> Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên,song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. Họ là những ngƣời say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nƣớc, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ lặng lẽ và nhân ái biết bao.

Kết bài + tổng kết

*Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con ngƣời lao động bình

thƣờng, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tƣợng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con ngƣời lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

*Nghệ thuật:

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sƣ trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tƣợng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhƣng đã để lại một ấn tƣợng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sƣ vƣờn rau, nhà nghiên cứu sét.

- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật đƣợc ghi lại đƣợc đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhƣng không hề nhạt nhòa bởi đƣợc khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con ngƣời bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhƣng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của ngƣời trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

PHÂN TÍCH

Mạch nƣớc âm ỉ dƣới vách núi đã đổi thay qua những ngày xuân xanh đến những chiều thu buồn. Những đền đài rồi xụp đổ dƣới ánh chiếu của thời gian, những tranh tƣợng rồi tiêu tan hoá thành bụi vàng của quá khứ. Ấy vậy mà có những tác phẩm vẫn tồn tại bền bỉ tựa dòng suối chảy mãi trong tâm hồn bao thế hệ hôm qua, hôm nay và ngày mai. Nhƣ trong “Nghĩ lại về Paustovsky” Bằng Việt từng chiêm nghiệm: “Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ.

Nhƣ những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Ẩn chứa trong những tác phẩm ấy là thế giới đƣợc nhà văn phác họa một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng, đẹp đẽ mà không khoa trƣơng, giản dị mà chẳng kém phần tinh tế. “Lặng lẽ Sa pa” chính là một trong số đó. Nguyễn Thành Long đã dẫn lối ta đến với xứ sở của những con ngƣời lao động miệt mài mà thầm lặng. Nhân vật anh thanh niên chính là biểu tƣợng cho phẩm chất và con ngƣời ở miền đất ấy.

Nguyễn Thành Long đƣợc đánh giá là cây bút đầy cuốn hút, chuyên viết về truyện ngắn và kí. Thƣớc phim mang tên “Cuộc đời” của ông là những năm tháng lặng lẽ sống, lặng lẽ viết và lặng lẽ ra đi. Những tác phẩm của Nguyễn Thành Long có lối viết nhẹ nhàng, trong trẻo, thơ mộng pha chất kí, giàu chất trữ tình và đậm chất thơ. “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách ấy. Trong truyện, ta bắt gặp những trang đời, ta thấm nhuần vẻ đẹp của những con ngƣời lao động hăng say mà thầm lặng. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên ngời sáng với những phẩm chất tốt đẹp.

Anh thanh niên là một chàng trai 27 tuổi, cái tuổi sôi nổi, yêu đời và khát khao đƣợc cống hiến cho đời. Anh sống và làm việc một mình ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết và sƣơng rơi. Anh làm công tác khí tƣợng kiêm vật lý địa cầu. Công việc mỗi ngày của anh là “ đo gió, đo mƣa, đo nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất”. Nhằm dự vào việc báo trƣớc thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu, Đó là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, kiên nhẫn và có tinh thần trách nghiệm cao. Chính hoàn cảnh sống đặc biệt ấy lại là “chiếc đòn bẩy” nâng tầm cho ý chí sắt đá, nghị lực phi thƣờng của anh thanh niên đƣợc nổi bật và neo giữ mãi trong trái tim ngƣời đọc.

Anh thanh niên là một ngƣời nhiệt thành, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao. Anh tự nguyện chấp nhận sống trên đỉnh núi cao vời vợi, thiếu vắng thanh âm của con ngƣời và phải một mình chống chọi, vƣợt qua sự khắc nghiệt của thời tiết. Đối với công việc, anh yêu và say mê nó đến nổi khi ngƣời ta còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại mơ ƣớc đƣợc làm việc trên đỉnh Phan-xi-băng cao đến 3142m. Bởi với anh “làm khí tƣợng ở độ cao thế mới là lí tƣởng”. Anh còn có những chiêm nghiệm đúng đắn và sâu sắc về mối liên kết giữa công việc với con ngƣời. Với anh, công việc nhƣ một ngƣời bạn tri âm tri kỉ song hành cùng ta đi qua những nốt thăng trầm:” Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đƣợc”. Anh đâu xem công việc của mình là những nhiệm vụ khô khan và nhạt nhẽo. Công việc với anh là lí tƣởng, là nguồn vui, dẫu nó thật gian khổ, thật cô độc nhƣng “cất nó đi cháu buồn chết mất”. Chan chứa trong những câu nói ấy là biết bao tình yêu, bao nỗi niềm say mê của ngƣời thanh niên trẻ. Anh còn tìm ra ý nghĩa của công việc thầm lặng ấy. Anh hiểu rằng công việc của mình gắn bó với biết bao tâm sức của những anh em đồng chí dƣới kia, là mắt xích quan trọng trong sự nghiệp “phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Khi biết việc mình phát hiện đƣợc một đám mây khô đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên cầu Hàm Rồng, anh thấy “thật hạnh phúc” biết nhƣờng nào. Cũng chính vì yêu tha thiết công việc nên ở anh còn có những hành động đầy trách nhiệm. Dẫu làm việc một mình, chẳng có ai đôn đốc hay giám sát, anh vẫn luôn tự giác, nghiêm túc và tận tụy với nghề. Có là ngày hay đêm, mƣa tuyết hay rét lạnh, anh thanh niên vẫn chẳng nề hà vất vả, không bỏ qua bất kỳ một giờ “ốp” nào. Anh luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình với tác phong khoa học, nghiêm túc và chính xác.

Tuy đƣợc ví nhƣ “ngƣời cô độc nhất thế gian” , tuy phải sống một mình trong điều kiện thiếu thốn trăm bề nhƣng anh thanh niên không hề buông thả bản thân hay cảm thấy chán nản và buồn tẻ. Ở anh toát lên lối sống

giản dị, lạc quan và yêu đời. Anh tự tạo ra âm hƣởng của niềm vui trong bản hòa tấu mang tên “Cuộc sống” của anh. Anh thanh niên trồng đủ những loại hoa nhƣ “hoa dơn, hoa thƣợc dƣợc, vàng, tím, đỏ, hồng phấn”. Ngƣời ta cứ ngỡ bức họa về cuộc sống nơi đỉnh núi cao vời vợi ấy sẽ chỉ độc nhất mảng màu lạnh lẽo, xám xịt của mây trời bạt ngàn và màn sƣơng dày đặc. Nhƣng anh thanh niên đã chấm phá cho ngôi nhà nhỏ của mình bao sắc màu ấm áp và rạng ngời. Anh còn nuôi gà, nuôi ong để làm phong phú nguồn lƣơng thực và làm những món quà nho nhỏ gửi trao những vị khách hiếm hoi. Anh thanh niên còn tìm đến sách nhƣ một ngƣời bạn tâm giao cùng anh chuyện trò, cùng nƣơng tựa vào nhau để vƣợt qua sự vắng lặng kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Nhờ có sách, anh có thể tự trau dồi thêm tri thức cho bản thân và làm giàu thế giới quan của mình. Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, chính trong gian nhà nhỏ của anh cũng toát lên vẻ gọn gàng, ngăn nắp. Anh làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, đọc sách, đọc báo nhƣ một ngƣời đang sống và làm việc giữa lòng thành phố, với mọi ngƣời, chứ không phải riêng mình anh. Không gian sống của ngƣời thanh niên trẻ đã gieo vào trái tim ông hoạ sĩ bao xúc cảm trầm trồ và ngỡ ngàng. Những giọt nắng ấm nóng của tinh thần lạc quan đã sƣởi ấm cõi lòng anh trong khí trời lạnh lẽo và thoáng đãng của thiên nhiên Sapa. Chính tình yêu tha thiết dành cho cuộc đời đã trở thành điểm tựa vững bền giúp anh chủ động bƣớc tiếp về phía trƣớc, vƣợt qua hết thảy những gian truân, vất vả của hoàn cảnh sống đặc biệt. Từ ấy, anh tìm đƣợc niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa trong những điều nhỏ nhặt.

Tâm hồn anh vẫn luôn gần gũi, vẫn ấm nóng, chân thành, cởi mở và hiếu khách biết chừng nào. Anh “thèm ngƣời”, “thèm nghe chuyện dƣới xuôi” và khao khát đƣợc bên ngƣời, đƣợc cùng ngƣời trao nhau ánh mặt và chuyện trò cùng ngƣời. Chính vì lẽ đó, anh liền bày kế lấy những khúc thân cây chắn ngang đƣờng để dừng lại những chiếc xe hiếm hoi. Niềm hƣng phấn khi đƣợc chào đón những vị khách cứ dào dạt trong anh, toát lên qua “nét mặt rạng rỡ”. Phải chăng vì đã lâu không đƣợc gặp ngƣời nên anh cứ luống cuống cả lên chẳng kiềm đƣợc cảm xúc rồi cứ tất tả chạy ngƣợc chạy xuôi. Anh gửi trao những quan tâm chân thành và chu đáo đến mọi ngƣời. Chỉ thoáng nghe qua lời kể từ bác lái xe rằng bác gái vừa ốm dậy, anh đã chủ động đi đào củ tâm thất một cách âm thầm để biếu bác dẫu chẳng có ai nhờ cậy anh làm. Đâu chỉ dừng lại ở đó, anh thanh niên còn vô cùng thân thiện, cởi mở với những ngƣời chỉ mới gặp lần đâu. Anh niềm nở tiếp đón bác hoạ sĩ cùng cô kĩ sƣ lên thăm nhà. Bó hoa cho cô gái vào lần đầu gặp gỡ, nƣớc chè cho ông hoạ sĩ già và làn trứng ăn dọc đƣờng cho hai bác cháu.Anh hồ hởi và thích giao tiếp, anh nói “những điều đáng lẽ ngƣời ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ”. Anh hồn nhiên kể về công việc, về những ngƣời đồng nghiệp và cuộc sống thƣờng nhật của anh. Với anh thanh niên, từng khoảnh khắc tít tắc trôi qua đƣợc trò chuyện với những ngƣời mà anh chỉ mới gặp thôi cũng thật quý giá biết bao. Khoảnh khắc ấy, anh thổ lộ những điều bám rễ trong lòng mà rất lâu rồi anh mới có dịp tâm sự cùng ngƣời. Bởi thế, anh cứ đếm từng giây từng phút trôi qua và lo sợ sẽ hoài phí 30 phút gặp gỡ ngắn ngủi mà quý giá.

Công việc của anh thanh niên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp chuyển mình của đất nƣớc. Thế nhƣng, anh lại rất khiêm tốn và thành thực cảm thấy những điều anh làm thật nhỏ bé biết bao so với ngƣời khác. Anh chỉ dành 5 phút ngắn ngủi để nói về bản thân, về công việc và cuộc sống của anh. Tác giả nhƣ muốn nhấn mạnh sự chênh lệnh về thời gian để làm nổi bật phẩm chất khiêm tốn của anh. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ kí họa về anh, anh thật tình bối rối, cảm thấy bản thân không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại :”Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những ngƣời khác đáng để bác vẽ hơn”. Đó là ông kĩ sƣ vƣờn rau ngày đêm miệt

Một phần của tài liệu orca_share_media1650713680487_6923594992925527497 (1) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)