DN có sử dụng nền tảng công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học thực trạng quản lý thuế trong thương mại điện tử tại việt nam 2019 (Trang 35)

Vẫn với số lượng doanh nghiệp trong cuộc khảo sát nêu trên, tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ tại các tỉnh cao hơn tỷ lệ này của các năm trước, do đó tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị máy tính PC và laptop là 95% và giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị thiết bị di động (điện thoại thông minh/máy tính bảng) hầu như không đổi và chiếm tới 61%.

Năm 2017 có 40% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc, thấp hơn tỷ lệ 46% của năm 2016; 22% doanh nghiệp cho biết có dưới 10% lao động thường xuyên sử dụng email.

Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ trên 50% lao động sử dụng email cao hơn nhóm doanh nghiệp lớn.

Hình 2.2 : Sử dụng email phân theo quy mô doanh nghiệp (VECOM)

Trong đó mục đích sử dụng email chính trong doanh nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (74%). Xu hướng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp tương tự như hai năm trước.

Hầu như các doanh nghiệp sử dụng email với mục đích chính là để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp ( chiếm 74%), xu hướng này không đổi qua các năm gần đây.

Hình 2.3: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các năm (VECOM) 2.1.4 Một số sàn giao dịch điện tử có doanh thu lớn ở VN

Cụ thể, đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong năm nay tăng rất ngoạn mục lên đến 35%, có thể kể đến một số nhà bán lẻ trực tuyến nổi tiếng như Shopee,

Tiki, Lazada hiện đang không ngừng cạnh tranh quyết liệt để tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số. Cũng theo một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Air Plus, họ khảo sát hơn 1000 người và có đến 80% số người biết đến thương mại điện tử và họ đã từng mua hàng trực tuyến trên mạng internet. Cũng một nghiên cứu khác cho thấy mỗi người sẽ sỡ hữu 1-3 chiếc điện thoại smartphone, thường dành ra 25h/tuần để dùng mạng internet, 1/3 số người dùng internet đã mua sắm online, chi tiêu trung bình của những người này là 160$/người/năm.

Ứng dụng mua sắm trên di động (mobile app) trở thành phương thức mua hàng phổ biến nhất

Hình 2.4: Một số sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam (Zing.vn)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy Shopee sau năm 2017 đã xếp thứ 2 sau Lazada nhưng Shopee đã trở lại và vượt qua chính Lazada đã dẫn đầu Thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018 (34,5 triệu lượt truy cập) . Thế giới di động cũng vượt qua Lazada và chiếm láy vị trí thứ 2 với 30,3 triệu lượt truy cập. Các vị trí còn lại trong top 5 website được truy cập nhiều nhất lần lượt thuộc về Lazada với hơn 30,2 triệu lượt, Tiki hơn 29,4 triệu, Sendo hơn 20,7 triệu. Sở dĩ Shopee chiếm được thị phần lớn như vậy là nhờ vào các hoạt động marketing tốt như chương trình khuyến mãi đến liên tục như Lắc xu, tặng voucher, miễn phí giao hàng,… hay mời được các ngôi sao nổi tiếng ở Việt Nam như ca sĩ Bảo Anh, ca sĩ Sơn Tùng-MTP, cầu thủ Bùi Tiến Dũng,… qua đó Shopee làm khắc sâu hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng.

Việc Shopee lần đầu tiên soán ngôi Lazada trở thành website mua sắm trực tuyến được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam chứng tỏ các ông lớn đang phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành miếng bánh thị phần của thị trường thương mại điện tử được dự báo có thể đạt quy mô 10 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên nếu xét trên phương diện mức độ hài long thì Tiki dẫn đầu khi sản phẩm của họ và dịch vụ chăm sóc khách hàng đều nhận được những phản hồi tốt của khách hàng.

Một công ty khác là Boxme cũng đã thống kê rằng nhóm hàng Điện tử truyền thông là nhóm tăng trưởng nhiều nhất với 610,2 triệu USD bao gồm các mặt hàng như đồ điện tử thiết yếu như: Tivi, tủ lạnh, máy giặt,… Vị trí thứ 2 thuộc về các mặt hàng thời trang với doanh thu 557,7 triệu USD, và nhóm hàng này sẽ dự kiến tăng trưởng ngoạn mục trong các năm tới. Sở dĩ nhóm hàng này được dự đoán tăng trưởng vượt bậc như vậy bởi vì đây là nhóm hàng rất đa dạng về các loại mẫu mã, xu hướng thời trang liên tục thay đổi theo thời gian và thị hiếu mua sắm của khách hàng. Nghành nội thất, hàng gia dụng đạt doanh thu 399,2 triệu USD, đồ chơi, đồ handmade đạt 363,39 triệu USD và ẩm thực, chăm sóc cá nhân đạt 384,4 triệu USD.

Những con số tăng trưởng vượt xa dự báo chính là nhân tố hút làn sóng đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ hơn vào lĩnh thương mại điện tử tại Việt Nam. Có thể chỉ ra rất nhiều sự kiện như: Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas; Central Group mua lại Zalora; Shopee nhận được khoản đầu tư 500 triệu USD từ Tencent; Tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com rót tiền đầu tư chiến lược vào trang Tiki; Sendo hợp tác với 3 nhà đầu tư Nhật Bản...

Hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử rất nhanh, đồng thời phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.

Thương mại qua mạng xã hội (social commerce) tiếp tục phát triển

Với độ “bao phủ” rộng khắp, mạng xã hội đã trở thành một kênh bán hàng và tiếp thị mới giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác nhanh chóng với một số đông người dùng.

Đặc biệt, đây cũng là kênh bán hàng phổ biến bởi tính tiện lợi của nó. Có thể kể đến một số điểm tiện lợi như khách hàng có thể xem xét sản phẩm một cách cụ thể nhất thông qua các video livestream của cửa hàng, doanh nghiệp cũng như có thể lựa chọn một trong tnhững hình thức thanh toán như thanh toán qua thẻ ATM, hay giao

hàng và trả tiền (ship COD – Cash on Delivery), hay có thể giao tiếp, phản hồi, kết nối trực tiếp với chủ cửa hàng một cách thuận tiện trong thời gian ngắn.

Nhưng hiện nay, Chính phủ vừa chính thức có thông báo yêu cầu các cá nhân có hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội phải đăng ký và kê khai thuế. Theo đó, công dân Việt Nam (cư trú tại Việt Nam) có hoạt động kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế và nếu doanh thu bán hàng hóa trên ngưỡng doanh thu chịu thuế (ngưỡng doanh thu quy định hiện hành là từ 100 triệu đồng/1 năm trở lên) có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử qua mạng tại Việt Nam hoặc có thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử qua mạng tại Việt Nam thì thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Qua rà soát trên hệ thống cơ sở dữ liệu, Hà Nội hiện có 13.422 chủ tài khoản Facebook có các hoạt động quảng cáo và bán hàng qua mạng, Cục thuế đã thu thập được các thông tin về danh tính, số điện thoại và xác định trong số này có 1.950 cá nhân đã đăng ký và được cấp mã số thuế dùng để kê khai, nộp thuế.

Trong năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017. Trong số những người mua sắm qua mạng xã hội, 33% mua hàng qua cả Facebook và Zalo, 37% chỉ mua hàng qua Facebook. Số người chỉ mua hàng qua Zalo khiêm tốn ở mức 2%. Ngay cả đối với những người mua hàng qua cả 2 mạng xã hội thì Facebook vẫn được dùng thường xuyên hơn (77% so với 5%).

Thương mại điện tử tương tác (social commerce) có nhiều triển vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2019 khi xu hướng này đang thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, lĩnh vực thương mại điện tử rất có tiềm năng phát triển, song trong bối cảnh nền kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với không ít thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, thương mại điện tử trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách.

khá ưa chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay… do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị, trong khi chi phí hoàn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn…

Thứ hai, môi trường cạnh tranh khốc liệt không dành cho các DN có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với DN nội nếu muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử nước ngoài. Ngoài ra, nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử thì rất dễ bị tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì.

Thứ ba, nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á. Tại Đông Nam Á, trung bình chỉ có 47% DN áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% DN hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.

Thứ tư, phần lớn DN Việt, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước cũng vẫn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác…

Thứ năm, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho thương mại điện tử của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng. Thống kê của Lazada tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử 2017, trong sự kiện cáp quang AAG bị đứt vào 2,3 tuần năm 2016, Lazada đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa thể khiến người tiêu dùng an tâm. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và

lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và cảm thấy không yên tâm khi mua sắm online.

2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

2.2.1. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Một trong các quan điểm xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi là đổi mới các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện quản lý thuế điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình điều chỉnh luật thuế cho phù hợp với cả loại hình thương mại điện tử, Chính phủ đã đưa ra cơ sở pháp lý và ban hành một số luật sau:

- Ngày 29/11/2005 : Luật Giao dịch điện tử số 5 l/2005/QH1

- Ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Bộ Công thương ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BTC ngày 5/12/2014 hướng dẫn Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

- Ngày 15/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin truyền thông ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 hướng dẫn Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

- Nghị định số 209/20 1 3/NĐ-CP ngày 18/12/2013, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, Điều 2, 3, 6 và 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNCN.

- Ngày 16/6/2017, Bộ tài chính đã ra công văn Số: 2623/TCT-CS về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT gửi tới các cơ quan chức năng quản lý thuế trên địa bàn cả nước.

- 20-02-2019, Quốc Hội ban hành dự thảo luật quản lý thuế sửa đổi

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm 1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua, bán thông qua loại hình TMĐT từ các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định. Cụ thể:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt

Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam phải kê khai, nộp thuế GTGT. - Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam hoặc có thu nhập từ kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thì đều phải nộp thuế GTGT theo quy định.

- Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT có tổng doanh thu từ tất cả các loại hình kinh doanh trong năm (kể cả các loại hình kinh doanh khác ngoài kinh doanh thương mại điện tử qua mạng) trên 100 triệu đồng/năm phải kê khai nộp thuế GTGT,

b. Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Tại Điều 2 và Điều 3 các Luật Thuế TNDN năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học thực trạng quản lý thuế trong thương mại điện tử tại việt nam 2019 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w