3.1.1. Định hướng phát triển TMĐT tại Việt Nam
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế giới, Việt Nam có cả những thuận lợi và thách thức.Việt Nam nên có định hướng về phát triển TMĐT cùng xu hướng chung của thế giới như: Các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo...) đây sẽ là xuất phát của nhiều hình thứcthương mại điện tử mới trong thời gian sắp tới; Các mô hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ (Grab, GoViet, Lozivn, Uber…); Phương thức bán hàng đa kênh được ứng dụng rộng rãi trong DN; Thương mại điện tử xuyên biên giới (Facebook, Youtube,…) phát triển nhanh; Thương mại điện tử trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến. Do vậy, những định hướng mới nhất trong tương lai gần cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý. Đây là việc đầu tiên cần làm nếu muốn thương mại điện tử nội địa phát triển thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Cần phải đồng nhất hành lang pháp lý để các đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh hoạt động có quy trình và không có các hành vi sai phạm ảnh hưởng tới nền kinh tế chung.
Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới DN vào hệ thống thanh toán điện tử. Tăng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử…
Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh
toán điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử.
Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…
Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm.
Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.
Thứ tư, cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.
Thứ năm ,đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân.
Ngoài ra, Chính phủ và các DN cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc.
Thứ sáu, chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.
Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới, từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu.
Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới…
3.1.2. Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam
Kinh doanh TMĐT là một loại hình mới đang phát triển mạnh ở các nước trên thế giới. TMĐT có ưu điểm nổi bật hơn so với kinh doanh truyền thống là, tính linh hoạt cao về mặt cung ứng và giảm thiểu phí tổn cho các đối tác, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây TMĐT đã phát triển mạnh dưới hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các phương tiện truyền hình, website TMĐT, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội.
Theo Tổng cục Thuế, về cơ chế, chính sách, Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo nền tảng và cho phép cơ quan Thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT, thông qua các điểm trọng yếu như cơ chế tự khai - tự nộp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ 3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử).
Tuy nhiên, để thực sự thúc đẩy giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, mở rộng cơ sở thu thuế, vừa đảm bảo ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực, thì cần phải có các quy định cụ thể và các biện pháp quản lý thuế đối với hình thức kinh doanh mới này.
Chính vì vậy, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo hướng xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online, đảm bảo để người nộp thuế có điều kiện tiếp cận và bắt kịp với TMĐT.
Đồng thời, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc sửa đổi 1 luật có thể khắc phục ngay tình trạng khó quản lý và thất thu thuế đối với TMĐT.
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam
Một là, rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để kịp thời có những hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển cũng như tình hình thực tế hoạt động của DN kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, chú ý rà soát lại các thông tư liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại điện tử để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế.
Ngoài ra, các cơ quan ban ngành cần rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực thuế để tăng cường tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cố tình trốn thuế, tránh thuế.
Hai là, cần nghiên cứu, nhận diện và phân nhóm người nộp thuế theo các loại hình thương mại điện tử điển hình để tập trung nguồn lực quản lý.
Trước mắt nên chú trọng vào các loại hình thương mại điện tử đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: Kinh doanh trò chơi trực tuyến; Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)… sau đó tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này.
Ba là, nghiên cứu đề xuất với các cơ quan chức năng có phương án kết nối, trao đổi thông tin điện tử với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ
tầng mạng, các công ty bưu chính, chuyển phát, để trao đổi, thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị có hoạt động thương mại điện tử.
Bốn là, cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Cụ thể, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử mở tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử...
Năm là, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cho công chức thuế, Tổng cục Thuế cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo trong và ngoài nước, đào tạo kiến thức về thương mại điện tử và kỹ năng tìm kiếm, truy lần dữ liệu...
Sáu là, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí về việc thông tin đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử qua mạng có hành vi trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bảy là, tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử với các nước không chỉ nhằm quản lý thuế tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, hạn chế tối đa tình trạng trốn thuế, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tạo sự công bằng cho các DN làm ăn chân chính. Việc quản lý hoạt động thương mại điện tử rất cần phải có sự phối hợp với cơ quan thuế các nước trên thế giới.
Trước mắt, chủ động tham gia chương trình hành động hợp tác về hành chính, về quản lý, chống xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên đường thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử mà hiện nay Việt Nam đang cam kết tham gia. Ngoài ra, tích cực hợp tác với các DN chuyên về hoạt động thương mại điện tử như các trang mạng: Amazon, Google, Facebook, Youtube… nhằm đề ra cơ chế kiểm soát hợp lý.
KẾT LUẬN
Quản lý thuế trong thương mại điện tử là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay khi mà doanh thu từ lĩnh vực TMĐT rất lớn nhưng lại là một hoạt động khó kiểm soát do tính chất của nó dễ dẫn đến tình trạng trốn, tránh thuế đến từ người nộp thuế gây ra thất thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đánh thuế hai lần sẽ là không thể tránh khỏi vì bản chất không biên giới của Internet khiến việc đánh thuế trở nên rất khó khăn. Ngân sách là một phần không thể thiếu để một quốc gia phát triển, thuế là dòng máu ngân sách, do vậy, việc áp dụng những nghiên cứu này là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện hơn về công tác quản lý và truy thu thuế của nhà nước. Nhóm mong rằng, bài nghiên cứu lần này sẽ đóng góp một phần ít và công cuộc cải cách của Nhà nước, từ đó đưa ra những bộ luật phù hợp và tân tiến, có tính chất lâu dài trong quản lý thuế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử VECOM 2018 Báo cáo chỉ số thương mại điện tử VECOM 2017 CV báo cáo quản lí thuế DT
https://news.zing.vn/7-su-kien-noi-bat-cua-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam- 2018-post903047.html https://news.zing.vn/tang-truong-30-doanh-thu-tmdt-viet-nam-nam-2018-vao- top-6-toan-cau-post911781.html https://news.zing.vn/vuot-lazada-shopee-dan-dau-thuong-mai-dien-tu-viet-nam- trong-quy-iii-post884889.html