Một trong các quan điểm xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi là đổi mới các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện quản lý thuế điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình điều chỉnh luật thuế cho phù hợp với cả loại hình thương mại điện tử, Chính phủ đã đưa ra cơ sở pháp lý và ban hành một số luật sau:
- Ngày 29/11/2005 : Luật Giao dịch điện tử số 5 l/2005/QH1
- Ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Bộ Công thương ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BTC ngày 5/12/2014 hướng dẫn Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
- Ngày 15/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin truyền thông ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 hướng dẫn Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
- Nghị định số 209/20 1 3/NĐ-CP ngày 18/12/2013, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, Điều 2, 3, 6 và 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính về thuế TNCN.
- Ngày 16/6/2017, Bộ tài chính đã ra công văn Số: 2623/TCT-CS về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT gửi tới các cơ quan chức năng quản lý thuế trên địa bàn cả nước.
- 20-02-2019, Quốc Hội ban hành dự thảo luật quản lý thuế sửa đổi
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm 1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua, bán thông qua loại hình TMĐT từ các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định. Cụ thể:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam phải kê khai, nộp thuế GTGT. - Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam hoặc có thu nhập từ kinh doanh TMĐT tại Việt Nam thì đều phải nộp thuế GTGT theo quy định.
- Đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT có tổng doanh thu từ tất cả các loại hình kinh doanh trong năm (kể cả các loại hình kinh doanh khác ngoài kinh doanh thương mại điện tử qua mạng) trên 100 triệu đồng/năm phải kê khai nộp thuế GTGT,
b. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Tại Điều 2 và Điều 3 các Luật Thuế TNDN năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Cụ thể: DN Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam có hoặc không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
c. Thuế Thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014), đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu
nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, cá nhân công dân Việt Nam hay cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN.
d. Các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam:
Luật Quản lý thuế năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012, 2014 và 2016) đã có quy định các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
e. Quy đinh về rà soát người nộp thuế TMĐT
Rà soát, đôn đốc người nộp thuế có hoạt động kinh doanh TMĐT phải kê khai, nộp thuế theo quy định phù hợp với phân cấp quản lý người nộp thuê tại địa phương. Trong đó chú ý:
- Trường hợp cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng và việc quảng cáo trên mạng chỉ là một trong những hình thức mở rộng khách hàng. Hàng hóa được giao dịch tại địa điểm cố định hoặc giao hàng tận nơi khách hàng, trường hợp này cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định địa chỉ kinh doanh của cá nhân phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để đưa vào diện quản lý thuế nếu còn bỏ sót. Đối với trường hợp đã thuộc diện quản lý thì cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng của cơ sở kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh tăng doanh thu kinh doanh nếu chưa phù hợp.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh không có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng, chỉ có địa chỉ trên mạng và số tài khoản của cá nhân, bán hàng theo hình thức giao hàng tận nơi. Trường hợp này cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định danh tính cá nhân, số tài khoản ngân hàng, phương thức giao hàng để yêu cầu cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) kinh doanh TMĐT có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, nếu người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì người mua hàng phải có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu để nộp thuế theo quy định. Trường hợp người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các tổ chức, cá nhân
khác thì nhà thầu nước ngoài phải kê khai, nộp thuế nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì có thể thông qua các đại lý thuế để kê khai, nộp thuế
2.2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam
Đến nay, các loại hình kinh doanh thương mại điện tử mới nhất trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong thời gian ngắn trở lại đây, tại Việt Nam đã xuất hiện các mô hình kinh doanh mới nhất như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải Goviet, Bee, Grab, đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, quảng các trực tuyến trên Youtube, Facebook...Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook... hay các cá nhân kinh doanh qua Facebook hàng năm đang thu được một nguồn lợi khá lớn từ thị trường Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân là do hoạt động thương mại điện tử rất đa dạng và phong phú, phạm vi kinh doanh rộng. Ngoài ra, những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này đều có những kiến thức vô cùng tốt để khai thác triệt để kỹ thuật số trong khi kiến thức về công nghệ, Internet của các cơ quan chức năng vẫn là những khái niệm mới mẻ. Chính những lý do trên đang đòi hỏi ngành Thuế phải giải quyết: Làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như là lợi nhuận của những DN, cá nhân hoạt động trong nền kinh tế số; Xác định khái niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ sở thường trú hay đặc điểm thu nhập để quản lý thuế...
Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử không chỉ là bài toán khó đối với cơ quan Thuế mà còn là thách thức đối với hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới.
Có thể thấy rất rõ trong những năm gần đây, xu hướng kinh doanh trên Thương mại điện tử tại Việt Nam tăng lên một cách chóng mặt, đặc biệt trong thời đại công nghệ số thì sự phát triển này là điều hoàn toàn dễ hiều. Tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 được công bố, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định từ năm 2018 thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai đoạn thứ ba với tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Theo cuộc khảo sat diễn ra hàng năm với trên 4500 doanh nghiệp, Tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng tương đồng so với các năm trước, nhóm doanh nghiệp là Công ty TNHH chiếm tỷ lệ
lớn nhất (50% trong tổng số doanh nghiệp khảo sát), tiếp đó là Công ty cổ phần (28%) và Doanh nghiệp tư nhân (10%). Doanh nghiệp lớn chiếm 12% trong tổng số doanh nghiệp khảo sát.
DN tư nhân TNHH CT Cổ phẩn DN nhà nước DN FDI Loại hình khác 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2016 2017 2018
Hình 2.5: Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra qua các năm
Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cuộc khảo sát lần này (24% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực bán buôn bán lẻ); tiếp đó là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (16%) và công nghiệp chế biến, chế tạo (10%). Trong giai đoạn này, giao dịch trực tuyến sẽ tăng cao khối lượng giao dịch đồng thời giá trị giao dịch. Nghĩa là việc quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh này dần trở nên có ý nghĩa thực tế, tác động lớn tới sự phát triển, vừa mang lại nguồn thu ngân sách nhà nước.
Về Website doanh nghiệp
44% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ lệ này chỉ nhỉnh lên 1% so với năm 2017 và không thay đổi nhiều trong vài năm trở lại đây.
2015 2016 2017 2018 42% 42% 43% 43% 44% 44% 45% 45% 46% 46% 47%
Doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội
Năm 2018 vừa qua cũng đánh dấu sự tăng trưởng tốt của mô hình kinh
doanh trên các mạng xã hội, có thể thấy đây là hình thức hiệu quả với chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn mà điển hình là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và cá nhân.Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 36% doanh nghiệp cho biết có bán hàng trên mạng xã hội (tăng 4% so với năm 2017).
Có Không 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2015 2016 2017 2018
Hình 2.7: Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm
Một số địa phương đã có động thái thanh tra nhiều DN, cá nhân và các loại hình kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới như: Facebook, Google, Youtube… Tuy nhiên, các hành vi gian lận về thuế của cá nhân, DN kinh doanh thương mại điện tử vẫn là bài toán khó với cơ quan chức năng. Gần đây nhất, sự kiện một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội Facebook bị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh phát hiện có hành vi “gian lận” kê khai thuế và truy thu, xử phạt số tiền lên đến 9,1 tỷ đồng là một hồi chuông cảnh báo cho những “lỗ hổng” trong việc quản lý Thuế.
Trong Luật Kinh doanh thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đều có quy định phải đăng ký kinh doanh. Còn đối với các hình thức kinh doanh trên Mạng xã hội hiện nay vẫn chưa có một điều luật cụ thể nào yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký thuế. Đây chính là lý do mỗi năm, Cơ quan Thuế đã bỏ qua rất nhiều nguồn thu giá trị không hề nhỏ. Tới cuối năm 2017, hai vấn đề nổi bật trong việc quản lý thuế đối với thương mại điện tử là thu thuế của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến xuyên biên giới và các hộ gia đình và cá nhân bán sản phẩm trên các sàn thương
mại điện tử này, đặc biệt là các mạng xã hội. Vấn đề ưu tiên là làm sao thu được thuế nhà thầu, vấn đề thứ hai là làm sao xác định rõ được người bán, doanh thu và thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trong khi cơ sở dữ liệu của những đối tượng này còn rất mơ hồ.
Tháng 11 năm 2017, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Tờ trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Theo đánh giá của Bộ này, Luật quản lý thuế hiện hành, mặc dù đã được sửa đổi bổ sung ba lần, tạo tiền đề áp dụng quản lý thuế điện tử song chưa đảm bảo được cơ sở pháp lý cho việc chuyển hẳn sang áp dụng rộng rãi. Do đó, cần thiết sửa đổi Luật quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử.