Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học thực trạng quản lý thuế trong thương mại điện tử tại việt nam 2019 (Trang 53 - 56)

Một là, rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để kịp thời có những hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển cũng như tình hình thực tế hoạt động của DN kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, chú ý rà soát lại các thông tư liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại điện tử để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Ngoài ra, các cơ quan ban ngành cần rà soát sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực thuế để tăng cường tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cố tình trốn thuế, tránh thuế.

Hai là, cần nghiên cứu, nhận diện và phân nhóm người nộp thuế theo các loại hình thương mại điện tử điển hình để tập trung nguồn lực quản lý.

Trước mắt nên chú trọng vào các loại hình thương mại điện tử đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: Kinh doanh trò chơi trực tuyến; Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; Sàn giao dịch thương mại điện tử; Cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)… sau đó tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này.

Ba là, nghiên cứu đề xuất với các cơ quan chức năng có phương án kết nối, trao đổi thông tin điện tử với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ

tầng mạng, các công ty bưu chính, chuyển phát, để trao đổi, thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị có hoạt động thương mại điện tử.

Bốn là, cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Cụ thể, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử mở tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử...

Năm là, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cho công chức thuế, Tổng cục Thuế cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo trong và ngoài nước, đào tạo kiến thức về thương mại điện tử và kỹ năng tìm kiếm, truy lần dữ liệu...

Sáu là, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế. Phối hợp với các cơ quan báo chí về việc thông tin đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử qua mạng có hành vi trốn thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước.

Bảy là, tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử với các nước không chỉ nhằm quản lý thuế tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, hạn chế tối đa tình trạng trốn thuế, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tạo sự công bằng cho các DN làm ăn chân chính. Việc quản lý hoạt động thương mại điện tử rất cần phải có sự phối hợp với cơ quan thuế các nước trên thế giới.

Trước mắt, chủ động tham gia chương trình hành động hợp tác về hành chính, về quản lý, chống xói mòn nguồn thu và chống chuyển lợi nhuận ra các “thiên đường thuế”, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử mà hiện nay Việt Nam đang cam kết tham gia. Ngoài ra, tích cực hợp tác với các DN chuyên về hoạt động thương mại điện tử như các trang mạng: Amazon, Google, Facebook, Youtube… nhằm đề ra cơ chế kiểm soát hợp lý.

KẾT LUẬN

Quản lý thuế trong thương mại điện tử là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay khi mà doanh thu từ lĩnh vực TMĐT rất lớn nhưng lại là một hoạt động khó kiểm soát do tính chất của nó dễ dẫn đến tình trạng trốn, tránh thuế đến từ người nộp thuế gây ra thất thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đánh thuế hai lần sẽ là không thể tránh khỏi vì bản chất không biên giới của Internet khiến việc đánh thuế trở nên rất khó khăn. Ngân sách là một phần không thể thiếu để một quốc gia phát triển, thuế là dòng máu ngân sách, do vậy, việc áp dụng những nghiên cứu này là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện hơn về công tác quản lý và truy thu thuế của nhà nước. Nhóm mong rằng, bài nghiên cứu lần này sẽ đóng góp một phần ít và công cuộc cải cách của Nhà nước, từ đó đưa ra những bộ luật phù hợp và tân tiến, có tính chất lâu dài trong quản lý thuế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử VECOM 2018 Báo cáo chỉ số thương mại điện tử VECOM 2017 CV báo cáo quản lí thuế DT

https://news.zing.vn/7-su-kien-noi-bat-cua-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam- 2018-post903047.html https://news.zing.vn/tang-truong-30-doanh-thu-tmdt-viet-nam-nam-2018-vao- top-6-toan-cau-post911781.html https://news.zing.vn/vuot-lazada-shopee-dan-dau-thuong-mai-dien-tu-viet-nam- trong-quy-iii-post884889.html

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học thực trạng quản lý thuế trong thương mại điện tử tại việt nam 2019 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w