- Khai thác sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu dân cư, chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường. Cần đầu tư nâng cao độ phì đất nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.
- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi, trong đó tập trung vào hệ thống cống ngăn mặn, kênh mương tưới tiêu để đảm bảo đủ nguồn nước tưới tự chảy cho các vùng đất lúa được quy hoạch ổn định. Đối với khu vực không có điều kiện tưới tự chảy thì đầu tư xây dựng trạm bơm và kênh mương để cung cấp đủ nước tưới cho cây lúa.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
-Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp hệ thống thủy lợi, trong đó tập trung vào hệ thống cống ngăn mặn, kênh mương tưới tiêu để đảm bảo đủ nguồn nước tưới tự chảy cho các vùng đất lúa được quy hoạch ổn định. Đối với khu vực không có điều kiện tưới tự chảy thì đầu tư xây dựng trạm bơm và kênh mương để cung cấp đủ nước tưới cho cây lúa.
- Đối với các doanh nghiệp khi dự án, công trình đã hoàn thiện cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. Khắc phục những ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thi công, xây dựng.
II. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DỤNG ĐẤT
- Các chủ đầu tư của các công trình dự án cần phải bố trí đủ nguồn vốn để bồi thường đất, hỗ trợ, tái định cư.
- Huy động nhiều nguồn vốn và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quan trọng theo nguyên tắc đồng bộ, tập trung, không dàn trải, có tính hữu dụng cao để tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Thực hiện huy động nguồn lực đất đai, đầu tư bán đấu giá quỹ đất công nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, phát triển thương mại dịch vụ….
- Vận động nhân dân hiến đất, góp vốn, xã hội hóa nguồn vốn để xây dựng các công trình dự án phục vụ cho mục đích công cộng, dân sinh như: giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các khu vui chơi giải trí.