Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp
4.2.5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa họckỹ thuật vào sản xuất
4.2.5.1. Đẩy mạnh Công tác khuyến nông
Công tác khuyến nông, khuyến lâm là cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm truyền đạt những giải pháp kỹ thuật đến nông dân và ngược lại thu nhận, phản hồi những yêu cầu, những khó khăn trong sản xuất của nơng dân để đề đạt tới các nhà nghiên cứu tiếp tục giải quyết. Vì vậy, đây được coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở thị xã Sông Cơng theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhất là trong điều kiện ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, để các kiến thức khoa học đó đến được với người nơng dân trên mảnh ruộng canh tác của mình. Ngồi sự học hỏi của bản thân người nơng dân thì cơng tác khuyến nơng có vai trò quan trọng trong việc đưa các kỹ thuật canh tác mới đến người nơng dân.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, ứng dụng sản xuất hạt giống lai có năng suất chất lượng cao tại địa phương để chủ động một phần lượng hạt giống cung cấp trên địa bàn. Chuyển giao áp dụng các công nghệ sản xuất mới (như công nghệ sản xuất giống, nhân giống…) để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để sản xuất thực phẩm sạch, đầu tư xây dựng vùng an toàn dịch cho vùng sản xuất hàng hố chăn ni tập trung, bảo đảm cho đàn gia súc phát triển, mặt khác có các chính sách khuyến
khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông, lâm nghiệp như: Đưa giống mới vào sản xuất lần đầu được trợ giá giống và được tập huấn kỹ thuật miễn phí, đầu tư kinh phí sự nghiệp cho việc xây dựng ô mẫu, tập huấn cho nông dân thơng qua các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu. Hỗ trợ kinh phí tiêm phịng một số loại bệnh dịch thường hay xảy ra đối với gia súc, gia cầm ấp dụng đối với các đối tượng là hộ nghèo, các hộ miền núi, vùng cao, vùng sâu, các hộ trong vùng chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hố để xuất khẩu. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các giống mới, vật tư mới được cấp kinh phí hỗ trợ. Khuyến khích các cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý trên địa bàn tham gia nghiên cứu khoa học và được hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
4.2.5.2. Đầu tư phát triển cơng nghiệp chế biến, đẩy nhanh cơ giới hố nơng nghiệp và khơng ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thơn
Đây được coi là giải pháp có ý nghĩa tác động mạnh mẽ nhất đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thực hiện giải pháp này góp phần làm cân đối tỷ trọng giữa 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn.
Hiện nay trên địa bàn nông thôn của tỉnh khu vực cơng nghiệp nơng thơn nhìn chung cịn lạc hậu và thấp kém, các điều kiện và tiền đề cho phá triển công nghiệp nông thôn cũng như khả năng lôi kéo một lực lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Do vậy, trước mắt cần tập trung vào phát triển một số ngành công nghiệp chế biến các loại cây, con mà thị xã Sơng Cơng có thế mạnh như chè, cây hoa quả, lợn, gà, …vừa góp phần thúc đẩy cơng nghiệp nơng thơn phát triển vừa góp phần tiêu thụ nơng sản cho nơng dân.
Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các công nghệ chế biến nông, lâm sản trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè, cây ăn quả và các sản phẩm từ chăn nuôi như lợn, gà. Tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp là một giải pháp tốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Bằng việc đẩy mạnh việc đưa cơ khí hố vào các khâu cơng việc nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp như làm đất, vận chuyển, gặt lúa, tuốt lúa, xay sát, bơm nước, trong chăn nuôi lợn, gà.. sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm số người trong sản xuất nông nghiệp.
Không ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thôn, như dịch vụ đầu vào cho sản xuất song vẫn còn hạn chế ở một số dịch vụ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm, củng cố hệ thống dịch vụ của Hợp tác xã hiện nay, tập trung vào các dịch vụ đầu ra bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các hộ gia đình tham gia làm dịch vụ góp phần làm chuyển biến cơ bản cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế dịch vụ, sửa chữa cơ điện và sản xuất máy công cụ nhỏ phù hợp với tập quán và địa hình thị xã Sông Công.