Định hướng ngành Chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014​ (Trang 80 - 81)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Định hướng ngành Chăn nuôi

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi phải căn cứ vào qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công đến năm 2020 và chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, cũng như xu hướng phát triển thị trường về nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong nước và thế giới trong những năm trước mắt và tương lai.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa phải trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế của vùng và tiểu vùng để bố trí sản xuất hợp lý gắn với thị trường tiêu thụ, phải trả lời cho được sản xuất con gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hành hóa phải lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt, tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở củng cố quan hệ sản xuất phù hợp, trong đó lấy hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, phát triển nhanh trang trại chăn nuôi tập trung và các loại hình doanh nghiệp làm nhiệm vụ dich vụ “đầu vào và đầu ra”, trên cơ sở đó hình thành mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm để ngành chăn nuôi thị xã Sông Công phát triển bền vững.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôiở Sông Công cần quan tâm do tác động tích cực và tiêu cực khi Việt Nam đang hội nhập WTO và chuẩn bị gia nhập Hiệp ước TPP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014​ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)