Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014​ (Trang 25)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số

trên thế giới và ở Việt Nam

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất lớn vào kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Dưới đây xin tóm tắt một số kinh nghiệm của một số nước về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn (Phan Đình Hà (2011) [3].

1.2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc chú trọng đặc biệt tới sản xuất lương thực với quan điểm "phi lương bất ổn". Do vậy Trung Quốc đặt sản xuất lương thực lên hàng đầu và tập trung mọi nguồn lực để sản xuất lương thực tăng trưởng nhanh và ổn định.

Sau khi đảm bảo lương thực vững chắc, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển cây công nghiệp và phát triển nghề rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

Trung Quốc có sự đầu tư khá bài bản và chu đáo cho công tác khoa học- kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là công tác lai tạo giống cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, năng suất cây trồng, vật nuôi của Trung Quốc tăng lên rất nhanh.

Để khai thác thế mạnh của từng địa phương, Trung Quốc đã thành lập các "Xí nghiệp hương trấn". Các xí nghiệp hương trấn bao gồm nhiều thành

phần kinh tế. Xí nghiệp Hương trấn được coi là Quốc sách để xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn trong thời kỳ cải cách. Nó vừa là động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm: "Ly nông, bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành".

* Kinh nghiệm của Đài Loan

Nông nghiệp của Đài Loan được phát triển ngay từ đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX với 3 chính sách lớn: Cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và kiến thiết xã hội nông thôn.

Chính sách cải cách ruộng đất ở Đài Loan là nhân tố có tính quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Đài Loan sớm thừa nhận thị trường chuyển nhượng và cho thuê quyền sử dụng đất, do vậy sự tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại nông nghiệp qui mô lớn

phát triển khá nhanh. Đài Loan đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác khoa học- kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ chọn tạo giống và công nghệ vi sinh. Đến nay, Đài Loan có nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao như: Lúa, mía, vải, các loại rau, lợn nạc, gà...

Từ năm 1973, Đài Loan thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, Chính phủ đã chi 2 tỷ N.T (New Taiwan Dolas) đầu tư cho các công trình hạ tầng, cải thiện điều kiện vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Về chính sách tín dụng, Đài Loan cải thiện điều kiện vay vốn tín dụng. Đài Loan chú trọng xây dựng các tổ chức tín dụng của các Hiệp hội nông dân (Farmers Association). Thông qua các Hiệp hội nông dân, các chủ trang trại và nông dân vay vốn phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản rất thuận lợi.

Về chính sách thị trường, Đài Loan không chủ trương xuất khẩu sản phẩm thô mà chú trọng phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu. Tại thị trường nội địa, Đài Loan xây dựng các chợ đấu giá nông sản, qua đó nông dân nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác về nhu cầu của thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản.

* Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội lúc xuất phát khá giống nước ta: Đất đai manh mún, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp, 2/3 dân số sống dựa vào nông nghiệp. Ngày nay, Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu về nông nghiệp. Kinh nghiệm về phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản là:

- Chính sách an ninh lương thực: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã coi sản xuất nông nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là quan trọng hàng đầu, đặc biệt là phải giải quyết cơ bản vấn đề lương thực. Thực hiện chính sách an ninh lương thực, Nhật Bản đã tập trung đầu tư cho chương trình cải tạo 1, 55 triệu ha đất để phát triển sản xuất lương thực và thực hiện định cư cho 1 triệu hộ nông dân. Sau 5 năm thực hiện chính sách, từ năm 1949 trở đi Nhật Bản đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực.

- Chính sách cải cách ruộng đất: Trong cải cách ruộng đất, Nhật Bản ban hành chính sách buộc các điền chủ có diện tích trên 1 ha phải bán lại cho nông dân. Thực hiện chính sách này, Nhật Bản đã xoá bỏ được quyền chiếm dụng đất bất hợp lý và thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân không có đất canh tác.

- Nhật Bản là một trong những nước đi đầu thế giới về phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp. Được sự đầu tư đủ mạnh của Chính phủ, các cơ sở nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đứng hàng nhất, nhì thế giới.

- Trong điều kiện đất đai canh tác hạn hẹp, Nhật Bản ban hành chính sách trợ giá gạo và tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế để sản xuất hàng hoá đổi lấy lương thực, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Nông nghiệp Thái Lan trong những năm gần đây là tốc độ tăng trưởng cao gắn liền với đa dạng hoá nông nghiệp, Thái Lan thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá như sau:

- Tăng nhanh diện tích trồng trọt và sản lượng các loại cây trồng như: Lúa miến, sắn, mía đường và các loại ngũ cốc khác ngoài lúa gạo.

- Đẩy mạnh phát triển ngoài trồng trọt như chăn nuôi, đánh cá và phát triển lâm nghiệp.

- Để phát triển sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, Thái Lan đã thực hiện các chính sách kích thích bằng lợi ích kinh tế như: Tài trợ đầu vào, thực hiện ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những mặt hàng mới để giảm rủi ro khi tham gia thị trường trong nước và thế giới.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khuyến khích phát triển sản xuất đã dạng hoá sản phẩm, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của các loại sản phẩm mới và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Triển khai các công trình nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp chế biến.

1.2.3.2. Kinh nghiệm của một số đi ̣a phương trong nước

Cùng với các nghiên cứu ngoài nước, có rất nhiều các nhà khoa học và lãnh đạo các cấp cũng rất quan tâm nghiên cứu đến vấn đề chuyển dịch CCKT vì tất yếu phải chuyển dịch CCKT theo hướng xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, giá trị cao. Đó cũng là xu hướng của thế giới ngày nay. CNH, HĐH nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa... vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn là thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, các quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Như vậy, một nền nông nghiệp chất lượng cao, giá trị cao cũng đồng nghĩa với nền nông nghiệp công nghệ cao - nền nông nghiệp ứng dụng phổ biến các thành tựu KHCN trong thâm canh sản xuất; bảo đảm sức cạnh tranh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Nếu không áp dụng công nghệ cao thì không thể có những cánh đồng cà chua, rau sạch nuôi trồng thậm chí không cần đất, cho năng suất 300 tấn - 400 tấn/ha/năm. Nền nông nghiệp chất lượng cao, giá trị cao được đánh giá không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao. Các nước I-xra-en, Đức, Nhật Bản... là những thí dụ như vậy (Phan Đình Hà, 2011) [3].

* Kinh nghiệm chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiê ̣p ở tỉnh Lào

Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi, có diện tích đất tự nhiên hơn 600 nghìn ha, bao gồm nhiều tiểu vùng khí hậu, thích hợp cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi; trong đó vùng cao Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai có thể phát triển các loại cây trồng ôn đới và nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở Lào Cai cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt mạnh, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ

chiếm 12, 5% so với diện tích tự nhiên, trình độ sản xuất và khả năng đầu tư cho sản xuất của nhân dân còn hạn chế do tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn còn khá cao. Ðể khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu, tỉnh Lào Cai đã xây dựng chương trình và các đề án thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động sản xuất và cung ứng giống tốt, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác. Theo đó, tập trung khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, khí hậu, nhu cầu của thị trường, thực hiện 'liên kết 4 nhà' để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Phát triển mạnh các loại cây trồng vật nuôi tạo ra vùng tập trung khối lượng nguyên liệu lớn, phát triển công nghiệp chế biến để tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng mang thương hiệu Lào Cai, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Những loại cây trồng, vật nuôi cần tập trung phát triển đó là: chè, thuốc lá, cao-su và rau sạch, hoa cao cấp mang đặc trưng vùng khí hậu ôn đới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp với các chương trình sản xuất hàng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề nông thôn theo các chương trình của tỉnh sẽ tạo ra nhu cầu hợp tác của người nông dân, hợp tác giữa nông dân với các doanh nghiệp, từ đó các hình thức hợp tác sản xuất được phát triển. Phát triển mô hình các hợp tác xã để chế biến tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa như rau, hoa, gạo, thủy sản, dược liệu... Mặt khác, phát triển nhiều loại ngành nghề cũng tạo ra các hình thức hợp tác sản xuất trong nông thôn như rèn, đúc, thêu, may thổ cẩm, chạm khắc, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chính sách khuyến khích, nâng đỡ để phát triển các hình thức liên kết sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm của nông dân ở nông thôn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa cũng được tỉnh quan tâm xây dựng. Sau 5 năm vừ a qua Lào Cai đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 7, 08%/năm. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi - dịch vụ, giảm tỷ trọng trồng trọt. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 216.000 tấn, ước năm 2010 đạt 220.000 tấn, bằng 110% mục tiêu. Giá trị sản xuất ước năm 2010

đạt 22 triệu đồng/ha, bằng 110% mục tiêu đề án. Đề án đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, làm thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững (Phan Đình Hà, 2011) [3].

* Kinh nghiệm chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiê ̣p ở tỉnh Hà

Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, diện tích đất tự nhiên 7.923 km2. Phía Bắc và Tây bắc giáp Trung Quốc với 274 km đường biên giới, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.Về phạm vi hành chính, Hà Giang có 10 huyện và một thị xã. Dân số 68 vạn người gồm 22 dân tộc. Trong đó đứng đầu là dân tộc Hmông chiếm 31,

3%, Tày chiếm 26%, Dao chiếm 15%, Kinh 11, 9% còn lại là các dân tộc khác như Nùng, Pà thẻn, La Chí, Lô Lố…. Toàn tỉnh có tới 6 huyện nghèo nhất cả nước và 115/195 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Xác định việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu; phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, đảm bảo ổn định và an ninh lương thực trên địa bàn. Gắn phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang là tiếp tục tập trung mạnh vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chỉ đạo quyết liệt khâu thâm canh để tạo chuyển biến mới về năng suất, chất lượng các loại cây trồng, đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm, nghiệp(NLN) cấp xã làm cơ sở sản xuất theo quy mô hàng hoá. Thực hiện gắn kết giữa “4 nhà” nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm NLN, gắn chế biến với thị trường tiêu thụ. Đảm bảo cơ cấu kinh tế NLN - thủy sản chiếm 30%, nâng độ che phủ rừng năm 2010 đạt 55% và hệ số sử dụng đất tăng 1, 9 lần, sản lượng lương thực năm 2010 dự kiến đạt 343.000 tấn (vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV của Tỉnh Đảng bộ là 83.000 tấn). Các mô hình được chú trọng là: Nhân rộng diện tích cây cải

dầu lên 16.000 ha trong năm 2010, 1 vạn ha cây cao su vào năm 2015; trồng cỏ phục vụ chăn nuôi ở các địa phương, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, đặc biệt là dự án hồ chứa nước. Tố c đô ̣ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đa ̣t 13,46%. Tỷ tro ̣ng nông lâm, thủy sản trong GDP chiếm 32%, công nghiệp và xây dựng 29%, di ̣ch vu ̣ đa ̣t 39%, thu nhâ ̣p bình quân đầu người đa ̣t 7,5 triệu đồ ng/năm, tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo giảm còn 15,8%. Thúc đẩy ma ̣nh mẽ viê ̣c chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p, nâng cao hiê ̣u quả kinh tế, ta ̣o bước đô ̣t phá trong sản xuất nông lâm nghiê ̣p của tỉnh. Năng suất lúa thâm canh bình quân đa ̣t xấp xỉ 60 ta ̣/ha, năng xuất ngô đa ̣t 30 ta ̣ /ha. Hoàn thành xây dựng 511,17 km kênh mương phu ̣ vu ̣ sản xuất và đời sống cho người dân. Đưa điê ̣n lưới quốc gia đến 100% xã trong tỉnh. Xây dựng được 29 làng văn hóa du lịch cô ̣ng đồ ng thu hút khách du li ̣ch đến thăm quan. Hà Giang có thế ma ̣nh sản xuất cây ăn quả và cây công nghiê ̣p vì vâ ̣y trong những năm qua Hà Giang tích cực chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy thế ma ̣nh của từng vù ng. Cây cam quýt đươ ̣c trồ ng nhiều ở các huyê ̣n Bắc Quang, Vi ̣ Xuyên, Quang Bình với diê ̣n tích trên 6000 ha, sản lươ ̣ng hàng năm đa ̣t trên 38.000 tấn. Cây xoài đươ ̣c phát triển ở Yên Minh với diê ̣n tích trên 1000 ha. Cây chè đươ ̣c phát triển tâ ̣p trung ở các huyê ̣n Bắc Quang, Vi ̣ Xuyên, Quang Bình, Xí Mần, Hoàng Xu Phì với diê ̣n tích 17.398 ha, sản lươ ̣ng chè búp tươi đa ̣t 46.749

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông công tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)