5. Bố cục của luận văn
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Sông Công
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị xã Sông Công là một đơn vị hành chính được thành lập theo Quyết định số 113/QĐ-HĐBT ngày 11/4/1985 của Chính phủ (mới thành lập là thành phố). Thị xã Sông Công có vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách hồ Núi Cốc 17km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội 60km về phía Bắc, nằm trong vùng ảnh hưởng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội.. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Địa giới hành chính thành phố Sông Công: - Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên. - Phía Bắc giáp Thành phố Thái Nguyên.
Thị xã Sông Công có diện tích tự nhiên 8.276, 27ha với 10 đơn vị hành chính gồm 6 phường: Phố Cò, Cải Đan, Thắng Lợi, Mỏ Chè, Lương Châu, Bách Quang (mới được thành lập năm 2010) và 4 xã Vinh Sơn, Tân Quang, Bình Sơn, Bá Xuyên. Nằm trên tuyến quốc lộ 3 (tuyến giao thông huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội), qua trung tâm thị xã Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng), có đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông, tạo điều kiện gắn liền thị xã Sông Công với các địa bàn khác trong tỉnh, và với các tỉnh lân cận nhằm mở rộng mới liên kết với các đô thị, các khu kinh tế trong tỉnh, trong vùng, và cả nước trong thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác của tỉnh Thái Nguyên, với cả nước và quốc tế.[12]
Với vị trí địa lý, kinh tế quan trọng trên trục kinh tế giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc Bộ, thị xã Sông Công có nhiều cơ hội để khai thác các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế - xã hội.
* Địa hình, Địa chất
Thị xã Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:
Khu vực phía Đông: có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25-30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang.
Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80- 100m; một số đồi cao khoảng 150m và núi thấp trên 300m, phân bố dọc theo ranh giới phía tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.
Cảnh quan tự nhiên phối hợp với cảnh quan hình thái địa hình nhân tác với việc xây dựng các hồ, các đập nhân tạo như hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nắc, đầm Cổ Rắn… tạo nên sự phối kết cảnh quan nên thơ, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.[12]
* Khí hậu
Thị xã Sông Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22-230C, tháng 7 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình 28-290C, nóng nhất lên tới 36,50C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 1 khoảng 110C. Số ngày nắng trong năm là 255 ngày và số giờ nắng trong năm đạt 1.644 giờ, năng lượng bức xạ là 115Kcal/cm2, tập trung cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và tháng 8.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2330 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng mưa nhiều là tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm tới 70-80% tổng lượng mưa cả năm. Nhưng, trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình tháng chỉ từ 17-31 mm.
Do đặc điểm địa hình và các hoàn lưu, trong năm số ngày quang mây rất ít, trung bình khoảng 40 ngày/năm. Ngoài ra, hàng năm thị xã chịu ảnh hưởng của một vài cơn bão và khoảng 2 - 3 lần có sương muối.[12]
* Thủy văn
Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thị xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa, thành phố Thái Nguyên. Sông Công chảy qua thị xã có chiều dài 14,8 km. Ngoài ra trên địa bàn thị xã có suối Thu Quang (xã Vinh Sơn), suối Cầu Giáo (phường Cải Đan) và nhiều suối nhỏ tập trung ở khu vực phía Tây thị xã.
Trên địa bàn thị xã Sông Công còn có tới 103, 59 ha diện tích mặt nước chuyên dùng với hệ thống các hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), hồ Cổ Rắn (6,2 ha) vừa bổ sung nhu cầu nước cho các mục tiêu sản xuất và sinh hoạt, vừa là các địa điểm thu hút khách du lịch.
Với điều kiện vị trí này, thị xã Sông Công có điều kiện phát huy khai thác tiềm năng đất đai cũng như nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.[12]