Nguyên tắc chung khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn các đơn vị cố định tỷ giá mua hay bán ngoại tệ với Ngân hàng, từ đó cố định các khoản phải thu hay phải chi bằng nội tệ Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn chưa phải là công cụ phòng chống rủi ro
hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế lại nằm ngoài dự kiến trong hợp đồng, nhưng nó tạo sự yên tâm cho nhà quản lý tránh những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí
Ví dụ:
Ba tháng tới Công ty cần phải thanh toán khoản tiền nhập khẩu trị giá 10 Triệu Euro
Nhận thấy rằng trong 3 tháng nứa tỷ giá EUR/USD cũng như USD/VND tăng (làm cho tỷ giá EUR/VND tăng) Công ty bắt đầu cân nhắc các phương án nhằm phòng ngừa rủi ro về biến động EUR/VND trong thời gian tới Công ty có 3 lựa chọn:
* Đợi 3 tháng nữa rồi mới mua EUR để thanh toán cho đối tácCông ty chịu hoàn toàn rủi ro tỷ giá nếu tỷ giá EUR/VND tăng
* Công ty mua EUR tại thời điểm hiện tại và gửi EUR cho đến hạn thanh toán Rủi ro nếu giá EUR giảm trong khi lãi suất từ tiền gửi EUR không đủ bù đắp
* Công ty sử dụng công cụ bảo hiểm tỷ giá bằng hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn(Forward) của Techcombank Công ty cố định được tỷ giá mua EUR sau 3 tháng nữa bằng hợp đồng kỳ hạn của ngân hàng với giá cố định K
- Nếu tỷ giá EUR/VND trong 3 tháng tới >K: Công ty vẫn được mua EUR tại giá KBảo hiểm được rủi ro và thu lợi nhuận
- Nếu tỷ giá EUR/VND trong 3 tháng tới < K: Công ty vẫn phải mua EUR tại giá K công ty chịu lỗ từ hợp đồng Forward