HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
3 3 1 Quy định các thủ tục nội bộ về kinh doanh ngoại tệ
Nội dung các thủ tục bao gồm:
3 3 1 1 Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá
Việc dự báo tỷ giá cũng như xu hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng trong công tác quản lý rủi ro tỷ giá, dựa vào những dự báo đó, Ngân hàng có thể đưa ra những quyết định kinh doanh của mình Nếu dự báo là chính xác thì Ngân hàng sẽ phòng ngừa được rủi ro tỷ giá cũng như thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu như dự báo sai sẽ gây ra những tổn thất nặng nề cho Ngân hàng
Các phương pháp dự báo tỷ giá có thể xếp thành 3 nhóm:
- Phân tích cơ bản: Phân tích này dự trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái Dựa trên giá trị của các biến số này, cùng với tác động trong quá khứ của chúng đối với tỷ giá, Ngân hàng có thể dự báo về tỷ giá Tất nhiên còn phải xem xét tác động của nhiều nhân tố khác nữa tác động tới tỷ giá
- Phân tích kỹ thuật: là việc dùng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá tương lai, ví dụ một đồng tiền nào đó giảm giá liên tục trong 1 tuần, có thể thấy đồng tiền đó sẽ có xu hướng diễn biến như thế nào trong một vài ngày tới
- Phân tích dự trên cơ sở thị trường: quá trình triển khai dự báo từ các chỉ số thị trường gọi là dự báo trên cơ sở thị trường Chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay cũng như tỷ giá kỳ hạn
3 3 1 2 Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ
Hàng ngày, Ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, nắm bắt tình hình, phát hiện ra rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh tổn thất cho Ngân hàng
Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, Ngân hàng thương mại thường sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ được các Ngân hàng thương mại sử dụng để đo lường những khoản lỗ hay lãi tiềm năng trong mỗi đơn vị tỷ giá ngoại tệ đó thay đổi Tuy nhiên, quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ, Ngân hàng thương mại gặp phải một số nhược điểm khó khắc phục như chỉ xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai loại ngoại tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác
Trạng thái từng ngoại tệ giúp Ngân hàng thương mại quản lý rủi ro giao động thu nhập mà nguyên nhân chính là do sự dịch chuyển tỷ giá song biên Trong khi đó tổng trạng thái ngoại tệ lại được thiết kế để giảm bớt giao động thu nhập của Ngân hàng từ sự dịch chuyển đồng nội tệ, hoặc từ sự biến động tỷ giá Mặc dù vậy nhiều Ngân hàng chỉ coi trạng thái ngoại tệ lập ra là để báo cáo với Ngân hàng Nhà nước và để kiểm tra tài sản nợ, tài sản có của mỗi loại ngoại tệ trong Ngân hàng là bao nhiêu chứ chưa thực sự xem nó là công cụ để quản lý rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ để điều chỉnh giữa các loại ngoại tệ đó
3 3 1 3 Quy định hạn mức hợp lý
Với đặc thù của kinh doanh ngoại tệ tỷ giá trên thị trường quốc tế biến động từng giây từng phút nên việc kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro Vì thế để hạn chế rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Techcombank cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh doanh
* Hạn mức giao dịch trong ngày quy định với từng cấp và trình độ của nhân viên:
- Cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm cấp hạn mức: 5 triệu USD - Trưởng nhóm kinh doanh cấp hạn mức: 8 triệu USD
- Cán bộ kinh doanh ít kinh nghiệm cấp hạn mức: 1 triệu USD
- Cán bộ đang trong thời gian học việc hạn mức tối đa: 0,3 triệu USD * Hạn mức qua đêm thông thường thì nhỏ hơn hạn mức trong ngày: - Trưởng nhóm kinh doanh cấp hạn mức: 2,5 triệu USD
- Cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm cấp hạn mức: 1,5 triệu USD - Cán bộ kinh doanh ít kinh nghiệm cấp hạn mức: 0,3 triệu USD
* Hạn mức lỗ: để hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, công cụ quan trọng đó là xây dựng hạn mức lỗ đối với từng giao dịch viên, đảm bảo rằng các giao dịch viên đóng trạng thái của mình với một mức lỗ không vượt quá một mức nào đó còn hơn là chịu những tổn thất nặng nề hơn
* Hạn mức lỗ cộng dồn: hạn mức này nên xây dựng cho từng giao dịch viên trong tháng theo khả năng và kinh nghiệm của họ Nếu giao dịch viên gây lỗ liên tục trong 3 tháng thì sẽ bị điều chuyển làm công việc khác
* Hạn mức về trạng thái ngoại hối: hiện nay các Ngân hàng Việt Nam chủ yếu quản lý rủi ro thông qua hạn mức về trạng thái ngoại hối Trong quyết định
số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/10/2002, Ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức trạng thái tối đa mà mỗi Ngân hàng được phép duy trì là 30% vốn tự có
* Hạn mức cho đối tác: để tránh rủi ro khi khách hàng hoặc Ngân hàng khác không có khả năng hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ cam kết, Ngân hàng cần đánh giá xếp hạng khách hàng, xác định cho mỗi đối tác một hạn mức giao dịch
* Hạn mức chịu rủi ro: là mức độ tổn thất dự kiến tối đa mà Ngân hàng có thể chịu được Hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép Ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất, là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, đặc biệt đối với hoạt động tự doanh Có thể xác định hạn mức giá trị chịu rủi ro cho từng cán bộ giao dịch, bộ phận giao dịch và phòng kinh doanh ngoại tệ
3 3 1 4 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ
Việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá Nhìn chung, rủi ro tỷ giá của một danh mục ngoại tệ (bao gồm một số loại ngoại tệ) là nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng loại ngoại tệ riêng lẻ Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương quan nghịch, do đó lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với một đồng tiền khác Do đó Ngân hàng có thể thu được lợi nhuận, giảm được rủi ro tỷ giá từ việc đa dạng hóa danh mục ngoại tệ bằng cách duy trì các trạng thái ngoại hối trường ròng và trường đoản đối với các loại ngoại tệ khác nhau
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng trở nên sâu rộng, tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có Với vai trò là hoạt động kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng- tài chính, hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay đang được các Ngân hàng thương mại ở nước ta chú trọng, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng Song hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá nên các Ngân hàng thương mại không thể bỏ qua việc quản lý các rủi ro này Việc nghiên cứu lĩnh vực quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Techcombank là một vấn đề rất cần thiết Xuất phát từ phân tích thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
Techcombank, đề tài đã đề xuất một số biện pháp để hạn chế rủi ro tỷ giá Trong đó Ngân hàng Techcombank cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp nghiệp vụ, đặc biệt là giải pháp: “ tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá” và nâng cao hiệu quả sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để hạn chế rủi ro tỷ giá”
Do sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn có hạn và sự hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu nên đề tài của em chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, nhiều đánh giá đôi khi còn mang tính chủ quan Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến thầy cô và các bạn để bài viết của em được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ThS Đặng Anh Tuấn, các thầy cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính, ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên trung tâm nguồn vốn và giao dịch trên thị trường tài chính Ngân hàng Techcombank đã giúp em hoàn thành đề tài này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Ngân hàng thương mại- PGS TS Phan Thị Thu Hà-Trường Đại học Kinh tế quốc dân
2 Quản trị ngân hàng thương mại- Peter S Rose
3 Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính- Minskin
4 Giáo trình đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng- TS Nguyễn Văn Tiến-Học viện Ngân hàng
5 Báo cáo thường niên Ngân hàng Techcombank năm 2006 - 2008 6 Văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ 7 Các website: Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Techcombank, Bộ tài
chính
8 ThS Nghiêm Xuân Thành, “Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế” (2006)
9 Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế- Nguyễn Văn Tiến