12 Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại techcombank 30 (Trang 56 - 57)

Hàng ngày, Ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, nắm bắt tình hình, phát hiện ra rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh tổn thất cho Ngân hàng

Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, Ngân hàng thương mại thường sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ được các Ngân hàng thương mại sử dụng để đo lường những khoản lỗ hay lãi tiềm năng trong mỗi đơn vị tỷ giá ngoại tệ đó thay đổi Tuy nhiên, quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ, Ngân hàng thương mại gặp phải một số nhược điểm khó khắc phục như chỉ xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai loại ngoại tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác

Trạng thái từng ngoại tệ giúp Ngân hàng thương mại quản lý rủi ro giao động thu nhập mà nguyên nhân chính là do sự dịch chuyển tỷ giá song biên Trong khi đó tổng trạng thái ngoại tệ lại được thiết kế để giảm bớt giao động thu nhập của Ngân hàng từ sự dịch chuyển đồng nội tệ, hoặc từ sự biến động tỷ giá Mặc dù vậy nhiều Ngân hàng chỉ coi trạng thái ngoại tệ lập ra là để báo cáo với Ngân hàng Nhà nước và để kiểm tra tài sản nợ, tài sản có của mỗi loại ngoại tệ trong Ngân hàng là bao nhiêu chứ chưa thực sự xem nó là công cụ để quản lý rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ để điều chỉnh giữa các loại ngoại tệ đó

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại techcombank 30 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w