- Sustainable Prosperity, University of Ottawa, Environmental Taxes in Canada, Report 5/
3. CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP ĐỂ XLNT BỆNH VIỆN
HỢP ĐỂ XLNT BỆNH VIỆN
Hiện nay, tại các bệnh viện và cơ sở y tế nước ta áp dụng phổ biến các công nghệ và công trình XLNT như sau:
Các công trình lọc sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học dùng để XLNT bằng phương pháp sinh học hiếu khí mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bể hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật dính bám trên vật rắn và hình thành màng sinh học (biofilm). Bể được cấp gió tự nhiên hoặc cấp gió nhân tạo. Đối với bể lọc sinh học nhỏ giọt, BOD5 của nước thải đưa vào bể lọc sinh học không được lớn hơn 200mg/l, tải trọng thủy lực q lấy 1- 3 m3/m3 vật liệu/ngày.
Đặc điểm dây chuyền công nghệ XLNT có bể lọc sinh học nhỏ giọt là không cần hồi lưu bùn từ bể lắng thứ cấp về bể lọc và có thể cấp khí tự nhiên nên không cần máy thổi khí. Tuy nhiên hiệu quả xử lý nitơ bằng màng sinh học còn hạn chế.
Các công trình bùn hoạt tính truyền thống hệ AO
* Nguồn: Trần Đức Hạ. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng "Xây dựng TCVN: Trạm xử lý nước thải bệnh viện - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vận hành”, Hà Nội, 2008.
GIẢI PHÁP - CÔNG NGHỆ XANH
Bùn hoạt tính tập hợp các loại vi sinh vật XLNT. Các loại vi khuẩn hiếu khí tích tụ trong các bông bùn (sinh trưởng lơ lửng) sẽ hấp thụ và sử dụng ôxy được bão hòa trong nước để ôxy hóa chất hữu cơ. Bể hoạt động theo nguyên tắc AO (thiếu khí - Anoxic và hiếu khí - Oxic). Vì vậy, ngoài việc xử lý hữu cơ, các quá trình xử lý sinh học tích hợp trong các bể này còn xử lý được nitơ thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitơrát. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT bệnh viện bằng bùn hoạt tính truyền thống hệ AO được nêu ở Hình 5.
Các thông số công nghệ cơ bản của bể bùn hoạt tính (bể aeroten) là liều lượng bùn hoạt tính phù hợp với tải lượng hữu cơ tính theo BOD và lượng không khí cấp cho quá trình. Bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được
hồi lưu thường xuyên về đầu ngăn thiếu khí và hỗn hợp bùn nước từ ngăn hiếu khí về ngăn thiếu khí (tuần hoàn nội tại) của bể aeroten.
Các công trình xử lý nước thải hợp khối
Do nước thải bệnh viện và các cơ sở y tế có hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng nitơ amoni lớn, nhưng lưu lượng nước thải cần xử lý nhỏ nên hiện nay người ta thường tích hợp các quá trình XLNT trong các modun dạng bể bê tông xây tại chỗ hoặc chế tạo sẵn bằng các loại vật liệu composite
cốt sợi thủy tinh (FRP), thép không gỉ… Sơ đồ các quá trình XLNT tích hợp trong bể xử lý sinh học theo nguyên tắc AO được nêu ở Hình 6.
Nhằm tăng cường hiệu quả xử lý cũng như giảm kích thước công trình, các tiến bộ về công nghệ thường được áp dụng như dùng giá thể di động để vi sinh vật XLNT dính bám và sinh trưởng trên đó hoặc ứng dụng màng vi lọc (MF) hoặc siêu lọc (UF) trong bể phản ứng sinh học có màng (MBR) thay cho quá trình lắng thứ cấp và khử trùng.
Bảng 2. So sánh ưu nhược điểm các công nghệ và công trình XLNT bệnh viện
STT TÊN CÔNG NGHỆ ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM