- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.
TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH
Ngày 30/3/2014, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định thành lập Hạt kiểm lâm KBT Sao la trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Hạt kiểm lâm có nhiệm vụ bảo tồn quần thể sao la, 2 loại thú móng guốc là mang lớn và mang Trường Sơn, cũng như các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm khác; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh đất thấp còn sót lại ở khu vực Trung Trường Sơn; bảo tồn ĐDSH, các loài, nguồn gen và sinh cảnh, cảnh quan của các khu rừng…
Nhằm ngăn chặn tình trạng sao la bị mắc bẫy của thợ săn đặt để bắt các loài động vật khác, với sự hỗ trợ của WWF tại Việt Nam, mô hình đội tuần tra bảo vệ rừng đã được thành lập. Đây là cách tiếp cận mới trong công tác bảo tồn ĐDSH rừng. Sau gần 5 năm triển khai, các đội bảo vệ rừng đã tiến hành tuần tra, tháo dỡ hơn 60 nghìn giây bẫy thú rừng, phá hủy hơn hàng chục lán trại trái phép, cứu hộ thành công và thả về rừng nhiều loài động vật quý hiếm như voọc chà vá chân nâu, mang Trường Sơn, sơn dương... Đây là nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã (ĐVHD), bảo vệ tài nguyên rừng.
Cùng với việc tuần tra bảo vệ rừng, các đội tuần tra thường xuyên phối hợp với các chuyên gia bảo tồn tiến hành các hoạt động giám sát ĐDSH, thực hiện nhiều cuộc khảo sát, duy trì chương trình đặt 50 bẫy ảnh để ghi nhận hình ảnh các loài ĐVHD quý hiếm, thu nhận mẫu phân, mẫu vắt, xét nghiệm ADN trong máu vắt. Qua đó, phát hiện nhiều loài quý hiếm như thỏ vằn, mang lớn, mang Trường Sơn… đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn loài sao la nói riêng, ĐVHD nói chung tại Việt Nam.
Mặc dù, đã đạt được những thành công nhất định trong công tác bảo tồn ĐDSH, song vẫn còn những thách thức cho KBT Sao la Thừa Thiên - Huế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cân bằng được những lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, hài hòa với việc lưu giữ những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại - nơi trú ấn của các loài muông thú hoang dã? Hy vọng trong thời gian tới, KBT Sao la Thừa Thiên - Huế vẫn là điểm dừng chân lý tưởng của các loài ĐVHDn