- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.
Xây dựng bộ tiêu chí bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch
tại các khu, điểm du lịch
TS. TRƯƠNG SỸ VINH, ThS. NGUYỄN THÙY VÂN
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch
Theo số liệu từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã có bước cải thiện quan trọng, tăng 8 bậc, từ thứ 75/141 quốc gia năm 2015 lên thứ 67/136 quốc gia năm 2017. Một số chỉ số được xếp hạng khá cao như nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có (thứ 34), tài nguyên văn hóa (thứ 30) và khả năng cạnh tranh giá cả (thứ 35)... Tuy nhiên, nhiều chỉ số liên quan đến môi trường lại đứng ở gần cuối bảng xếp hạng, như mức độ bền vững về môi trường (129/136), các quy định về môi trường (115/136), mức độ phát thải (128/136), nạn phá rừng (103/136), hạn chế về xử lý nước (107/136)…
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nêu trên là công tác BVMT ở các khu, điểm du lịch nói chung và ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng chưa được quan tâm thỏa đáng. Bản thân các cơ sở kinh doanh du lịch cũng chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất với môi trường. Bên cạnh đó, dưới góc độ quản lý nhà nước, ngành du lịch vẫn chưa xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, đặc biệt đối với các cơ sở kinh doanh du lịch.
Khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày 4/9/2013 Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Trong đó, cần thực hiện quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện. Đồng thời, Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Hướng dẫn các địa phương và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch; chỉ đạo thực hiện việc công nhận dịch vụ du lịch đạt chuẩn đối với các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch”.
Từ thực tiễn nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai xây dựng Bộ
Từ thực tiễn nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai xây dựng Bộ DU LỊCH
Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá
đạt chuẩn về BVMT đối với các cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch”. Sau hơn 1 năm nghiên cứu, trên cơ sở phân tích yêu cầu của pháp luật về BVMT, quản lý tài nguyên và du lịch; kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và ban hành các tiêu chí về BVMT, Viện đã đề xuất Dự thảo Bộ tiêu chí về BVMT đối với 3 loại cơ sở du lịch, dịch vụ (ăn uống; vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm). Mỗi loại tiêu chí có 2 nhóm (Tiêu chí bắt buộc, cụ thể hóa những quy định của pháp luật BVMT tại các cơ sở du lịch và dịch vụ trong khu, điểm du lịch; Nhóm tiêu chí khuyến khích, bao gồm những tiêu chí “mềm” tạo điều kiện để cơ sở du lịch và dịch vụ trong khu, điểm du lịch tăng chất lượng phục vụ).
Bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở ăn uống bao gồm 45 tiêu chí, trong đó có 33 tiêu chí bắt buộc và 12 tiêu chí khuyến khích. Bộ tiêu chí được chia làm 3 nhóm: BVMT tự nhiên (29 tiêu chí); BVMT xã hội (7 tiêu chí); Thông tin truyền thông và nguồn lực BVMT (9 tiêu chí).