- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.
giúp giải quyết bài toán môi trường và đáp ứng nhu cầu xây dựng
đáp ứng nhu cầu xây dựng
đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước. Sản xuất thành công cát nghiền nhân tạo từ đá cát kết tại bãi thải mỏ đã mở ra hướng đi mới, bền vững cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh Quảng Ninh, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay. Sau khi nghiên cứu ở các nước trên thế giới, được sự hỗ trợ và quan tâm của tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP Thiên Nam đã đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo, mang lại giá trị kinh tế và giảm tác động đến môi trường. Để hiểu rõ thêm về công nghệ sản xuất cát nhân tạo từ bãi thải mỏ, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty CP Thiên Nam.
9Xin ông cho biết, lý do nào Công ty đi tiên phong trong sản xuất cát nhân tạo?
Ông Vũ Đình Kiên: Xuất phát từ thực tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang tồn tại những bãi thải của ngành than, trong khi đây là nguồn nguyên liệu có thể sản xuất được ra cát xây dựng.
Trong khi đó, cát tự nhiên ngày một khan hiếm nên cát nhân tạo được xem là “cứu cánh” của ngành Xây dựng trong tương lai. Do đó, Công ty quyết định tiên phong trong sản xuất cát nhân tạo với tinh thần “đi trước đón đầu” và nắm bắt cơ hội của thị trường.
Trên thế giới hiện nay, cát nhân tạo đang được dùng phổ biến, không những để thay thế cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, mà còn do tính chất, hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau (asphalt, xi măng, đầm lăn, mác cao đặc biệt…). Loại cát nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình. Nhận thấy, đầu tư sản xuất cát nhân tạo là hướng đi đúng, vừa giải quyết được yếu tố môi trường (hạ thấp độ cao của bãi thải, hạn chế sạt lở, thân thiện với môi trường, giảm áp lực khai thác cát tự nhiên từ các lòng sông), vừa sản xuất được cát nhân tạo, đáp ứng nhu cầu cho ngành xây dựng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư giai đoạn 1 của Dự án thu hồi chế biến đá cát kết tại các vị trí đầu tầng thải tại
bãi thải Đông Cao Sơn, tổng mức đầu tư trên 283 tỷ đồng với 2 dây chuyền nghiền sàng, phân loại sản phẩm, công suất 550 tấn/giờ/dây chuyền. Đây là Dự án được thực hiện theo Nghị quyết số 128/NQ- HĐND (ngày 14/3/2014) của HĐND tỉnh; Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
9Xin ông cho biết, quy trình sản xuất cát nghiền từ đá cát kết… đến cát nhân tạo đạt
chuẩn, đáp ứng các yêu cầu về môi trường cũng như tiêu chuẩn cho xây dựng?
Ông Vũ Đình Kiên:
Nguyên liệu là đá ở bãi thải Đông Cao Sơn, TP. Cẩm Phả được đưa về điểm tập kết vật liệu, dùng máy xúc gầu ngược lớn xúc chất thải hỗn hợp tập kết về phễu trữ liệu, sàng rung cấp liệu phân loại qua máy nghiền hàm nghiền nhỏ, kích thước từ 800 - 1.200 mm về 50 - 200 mm, sau đó vận tải bằng hệ thống băng tải về máy nghiền phản kích nghiền có cỡ hạt từ 50 - 200 mm về 5 - 40 mm, qua hệ thống băng tải về máy nghiền ly tâm. Máy