CÁC DÒNG SÔNG LÀ “NHỮNG THỰC THỂ SỐNG”

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 65 - 66)

- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.

CÁC DÒNG SÔNG LÀ “NHỮNG THỰC THỂ SỐNG”

“NHỮNG THỰC THỂ SỐNG”

Tháng 3/2017, Tòa án Tối cao bang Uttarakhand ở miền Bắc Ấn Độ đã đưa ra quyết định, sông Hằng và Yamuna là “những thực thể sống” có đầy đủ tư cách pháp nhân như con người nhằm bảo vệ 2 con sông “linh thiêng” trước nạn ô nhiễm môi trường. Con sông được trao quyền như một thực thể sống

và được pháp luật bảo vệ trước những hành vi gây hại của con người. Theo đó, bất kỳ ai có hành vi gây ô nhiễm sông sẽ bị xử lý với tội danh gây tổn hại cho “người khác”. Ngoài ra, Tòa án cũng đưa ra Chỉ thị thành lập một Ban giám hộ để bảo vệ nguồn nước của 2 con sông. Sông Hằng và Yamuna sẽ được xem như trẻ vị thành niên, cần được giám hộ. Những người giám hộ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm các con sông không bị “lạm dụng”, hay sử dụng sai mục đích. Họ có thể đại diện cho 2 con sông để kiện những tổ chức, cá nhân không bảo vệ 2 con sông linh thiêng.

Quyết định này đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi đa chiều. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ấn Độ Chris Finlayson cho rằng, việc trao quyền con người cho một con sông là một việc làm “độc nhất vô nhị”. Các con sông sẽ có tư cách pháp nhân riêng với tất cả quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ như một con người. Việc này sẽ giúp bảo vệ các con sông. Luật sư MC. Pant, đại diện cho những người dân kêu gọi chính quyền giải tỏa lấn chiếm bờ sông Yamuna cũng khẳng định, nhờ vào Quyết định trên, các con sông đã có đầy

đủ các quyền pháp định như con người, bao gồm quyền "được sống”. Ông Gerrard Albert, Trưởng nhóm đàm phán của Bộ tộc Whanganui nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn xem 2 dòng sông linh thiêng trên như tổ tiên của mình, nên chúng tôi đấu tranh để pháp luật thừa nhận điều đó và tất cả mọi người đều phải đối xử với con sông như một thực thể đang sống, là một phần tổng thể không thể tách rời”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc xem sông Hằng và Yamuna là “thực thể sống” sẽ không thể làm sạch 2 con sông ngay được, mà các quan chức, người gây ô nhiễm và người dân phải cùng hành động để cải thiện môi trường và ngăn chặn tình trạng gia tăng ô nhiễm của 2 con sông. Vấn đề cấp bách là cần phải nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan để BVMT sông, đặc biệt là thay đổi thái độ văn hóa, phong tục, tập quán lâu đời của người dân Ấn Độ đối với 2 con sông “linh thiêng”.

Mặc dù vậy, quyết định của Tòa án Tối cao bang Uttarakhand vẫn là giải pháp cần thiết nhằm phục hồi môi trường sông Hằng và Yamuna. Đây là nền móng cho việc ban hành các đạo luật “tiến bộ và dân chủ” để thừa nhận các con sông trên khắp Ấn Độ là một quần thể sinh thái hợp nhất, tất cả các bên phải cùng quản lý, đồng thời, có sự tham gia của cộng đồng người dân. Việc công nhận tư cách con người không biến dòng sông thành một con người thực thụ, nhưng cho thấy tầm quan trọng của dòng sông đối với người dân sống trong khu vực nơi có dòng sông chảy quan

THU QUỲNH

(Theo UNEP và The Gurdian)

EDITORIAL COUNCILNguyễn Văn Tài Nguyễn Văn Tài

(Chairman)

Prof. Dr. Đặng Kim Chi

Dr. Mai Thanh Dung

Prof. DrSc. Phạm Ngọc Đăng

Dr. Nguyễn Thế Đồng

Prof. Dr. Nguyễn Văn Phước

Dr. Nguyễn Ngọc Sinh

Assoc.Prof.Dr. Nguyễn Danh Sơn

Assoc.Prof.Dr. Lê Kế Sơn

Assoc.Prof.Dr. Lê Văn Thăng

Prof. Dr. Trần Thục

Dr. Hoàng Văn Thức

Assoc.Prof.Dr. Trương Mạnh Tiến

Prof. Dr. Lê Vân Trình

Prof.Dr. Nguyễn Anh Tuấn

Dr. Hoàng Dương Tùng

Prof. Dr. Bùi Cách Tuyến EDITOR - IN - CHIEF Đỗ Thanh Thủy

Tel: (024) 61281438 OFFICE

lHanoi:

Floor 7, lot E2, Duong Dinh Nghe Str., Cau Giay Dist. Hanoi

Managing board: (024) 66569135

Editorial board: (024) 61281446

Fax: (024) 39412053

Email: tapchimoitruongtcmt@vea.gov.vn http://www.tapchimoitruong.vn

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)