CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TTKT VÀ BVMT

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 37 - 38)

- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TTKT VÀ BVMT

VÀ BVMT

Phát triển bền vững là sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện cả 3 nội dung trên thì TTKT phải gắn với BVMT và giải quyết tốt vấn đề BVMT cũng là một phần để giải quyết vấn đề xã hội. Nhận thức này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các chủ trương và đường lối của Đảng trong những năm qua.

Từ nhận thức về tầm quan trọng của TTKT gắn với bảo vệ và CTMT, Đảng đã có những chủ trương cơ bản với các nội dung: Bảo vệ và CTMT phải được gắn kết, lồng ghép và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của quốc

gia, ngành và địa phương; Coi trọng phòng ngừa là chính, kết hợp với CTMT trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên; Chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và CTMT, xem đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững; Đề cao vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xã hội hóa đối với công tác BVMT; Giải quyết hài hòa giữa TTKT với bảo vệ và CTMT trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải tuân theo các quy luật của thị trường, đồng thời phải bảo đảm được tính công bằng xã hội - đặt phúc lợi của con người là trọng tâm và kết hợp chặt chẽ với bảo vệ bền vững môi trường. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017,

tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GẮN KẾT TTKT VỚI BẢO VỆ VÀ CTMT Ở VIỆT NAM Để thực hiện những chủ trương gắn TTKT với bảo vệ và CTMT, Việt Nam đã và đang triển khai một số biện pháp:

Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu suất và chất lượng TTKT cùng với cải thiện môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm (2016 - 2020), Việt Nam sẽ tập trung “đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh”, chú trọng hơn tới phát

VKhu liên hợp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi là sự kết hợp đồng bộ, hài hòa, thân thiện với môi trường

TĂNG TRƯỞNG XANH

triển chiều sâu bên cạnh phát triển chiều rộng, đặc biệt là đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong nội dung bảo vệ và CTMT sẽ lấy chất lượng sống của người dân là trọng tâm. TTKT gắn với sử dụng năng lượng, nguyên liệu, vật liệu đầu vào, bằng những biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, các vật liệu, nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường;

Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững:

Từ năm 2004, Việt Nam đã xây dựng Chương trình Nghị sự cho phát triển bền vững thế kỷ 21, trong đó đề cao vai trò của bảo vệ và CTMT, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho TTKT. Tháng 12/2015, Việt Nam đã ký cam kết thực hiện “Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững” do Liên hợp quốc khởi xướng, đồng thời triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, Đảng và Nhà nước đã yêu cầu các cấp, ngành phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc việc gắn kết TTKT với bảo vệ, CTMT. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

Sử dụng các công cụ kinh tế thay thế dần các biện pháp mệnh lệnh kiểm soát để bảo vệ và CTMT: Thực hiện biện pháp trên phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, vì công cụ kinh tế sẽ điều tiết hành vi của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo nguyên tắc thị trường “người gây ra ô nhiễm phải chi trả cho việc làm gây ô nhiễm - nguyên tắc PPP” và “người được hưởng lợi từ môi trường phải chi trả cho sự hưởng lợi - nguyên tắc BPP”.

Thiệt hại và lợi ích môi trường phải được hạch toán đầy đủ trong chỉ tiêu TTKT: Đối với các thành phần môi trường phải được hạch toán giá trị, kể cả những chức năng của môi trường đóng góp cho TTKT. Đối với những thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng phải được lượng hóa bằng giá trị. Việc hạch toán giá trị của các thành phần và chức năng môi trường, cũng như những thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra được xem là cơ sở để xây dựng các tài khoản vệ tinh trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chuyển dần cách tính toán và thống kê chỉ số GDP truyền thống sang GDP xanh dựa trên hệ thống tính toán và thống kê mới của tài khoản quốc gia, gắn kết giữa kinh tế với môi trường theo hệ thống hạch toán mới - SEEA, nội hóa yếu tố môi trường trong chỉ tiêu TTKT quốc gia hàng năm. Hiện nay, Việt Nam đang trong

quá trình nghiên cứu và tiếp cận theo SEEA, hướng đến các nguồn tài nguyên; thành phần môi trường phải đưa vào hệ thống tài khoản quốc gia để chỉ đạo và quản lý.

Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các nước đã phát triển về giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa TTKT gắn với bảo vệ và CTMT: Học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đối chiếu với thực tiễn phát triển của Việt Nam để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm thực hiện TTKT gắn với bảo vệ, CTMT đã được tiến hành từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)