PHÁT TRIỂN CÁC CƠ CHẾ MỚI CHO THỊ TRƯỜNG CÁC BON

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 44)

- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.

PHÁT TRIỂN CÁC CƠ CHẾ MỚI CHO THỊ TRƯỜNG CÁC BON

Nhằm hướng tới cung cấp thông tin kỹ thuật cho nhà hoạch định chính sách, đơn vị thực hiện có các hoạt động liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK), ngày 22/8/2017, Cục Biến đổi khí hậu (BĐKH), Bộ TN&MT phối hợp với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về phát triển cơ chế mới cho thị trường các bon thấp.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục BĐKH Nguyễn Văn Tuệ cho biết, xây dựng và phát triển thị trường các bon là một phần của các nỗ lực quốc tế và thực hiện Thỏa thuận Pari nhằm giảm mức tăng nồng độ KNK trong khí quyển với chi phí thấp. Để có cơ sở thực hiện các hoạt động và đạt được mục tiêu theo Công ước khí hậu, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra cơ

chế mềm dẻo để các nước phát triển, đang phát triển hợp tác nhằm giảm phát thải KNK.

Trong giai đoạn cam kết đầu của Nghị định thư Kyoto, từ năm 2008 - 2012, thị trường các bon hoạt động sôi nổi với Cơ chế tín chỉ chung (CDM). Một số cơ chế tín chỉ các bon ngoài khuôn khổ của Nghị định thư Kyoto hay được gọi là cơ chế tín chỉ các bon tự nguyện cũng hoạt động tương đối mạnh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2013 - 2020, số lượng các dự án CDM đăng ký mới trên thế giới đã giảm. Nguyên nhân chủ yếu do Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto chưa có hiệu lực thi hành. Các nước phát triển (các quốc gia mua tín chỉ các bon từ CDM) chưa bị bắt buộc giảm phát thải theo quy định. Mặc dù, đã có một số cơ chế mới được xây dựng, triển

khai như Cơ chế tín chỉ chung giữa Nhật Bản và một số đối tác nhưng các hoạt động mới chỉ ở giai đoạn thí điểm và tín chỉ các bon thu được chưa thể giao dịch trên thị trường các bon.

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH lần thứ 21 (COP 21) các bên đã thông qua quy định về một cơ chế mới, cơ chế góp phần giảm nhẹ phát thải KNK và hỗ trợ phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã xác định cơ chế thị trường sẽ là một trong những phương thức giúp đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK đã cam kết.

Do đó, Hội thảo là cơ hội để các đại biểu trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK và thực hiện các hoạt động theo cơ chế thị trường. PHƯƠNG LINH

PHÚ YÊN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)