NỖ LỰC “GIẢI CỨU” DÒNG SÔNG CỦA

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 64 - 65)

- Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng.

NỖ LỰC “GIẢI CỨU” DÒNG SÔNG CỦA

DÒNG SÔNG CỦA CHÍNH PHỦ ẤN ĐỘ

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm của các dòng sông trên, đặc biệt là sông Hằng, từ năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã phát động Chiến dịch "Làm sạch Ấn Độ" trên toàn đất nước và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết trong

NHÌN RA THẾ GIỚI

nhiệm kỳ của mình. Ngay sau đó, hàng loạt chính sách về BVMT đã được ban hành, đồng thời, Chính phủ đã cam kết sẽ chi 3 tỷ đô la Mỹ trong vòng 5 năm để “làm sạch” sông Hằng. Cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt 20 dự án xây dựng mới các nhà máy xử lý nước thải, nâng cấp những nhà máy xử lý nước thải hiện có và thiết lập hệ thống lưu thông nước thải tại các TP trong LVS Hằng. Chính phủ cũng cam kết sẽ xây dựng hàng nghìn nhà vệ sinh công cộng dọc bờ sông Hằng dài hơn 2.400 km và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm của 2 con sông trên vẫn không suy giảm. Sự thất bại trong việc “làm sạch” các con sông là do công tác quản lý LVS chưa hiệu quả; cán bộ thiếu chuyên môn kỹ thuật; quy hoạch môi trường chưa tốt và nhất là không có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Đặc biệt, các chuyên gia môi trường cho rằng, sự chồng chéo trong công tác quản lý, kiểm soát môi trường sông của rất nhiều cơ quan liên quan chính là nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư “làm sạch” sông trở nên vô ích. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, điều quan trọng là cần phải thay đổi cách thức quản lý sông hiện nay, đồng thời, nâng cao ý thức về BVMT của người dân thì môi trường của các dòng sông mới có hy vọng cải thiện.

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong so 9-2017 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)