0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Kế toán tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC 2245_010912 (Trang 27 -33 )

Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm, NH cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng. Đối với TGTT, chủ tài khoản không nhất thiết phải có mặt tại NH khi có phát sinh nghiệp vụ chi trả từ TK. Còn đối với tiền gửi tiết kiệm, người gửi tiền phải có mặt khi gửi và lĩnh tiền. người gửi tiền có thể ủy nhiệm cho người khác lĩnh thay nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của công an phường nơi người cư trú.

Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Thủ tục tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng giống với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Sau khi khách hàng làm thủ tục nộp tiền, kế toán căn cứ vào giấy gửi tiền đã có chữ ký của thủ quỹ để ghi số tiền vào cả sổ tiền gửi của khách hàng và phiếu lưu. Sau đó kiểm soát viên thực hiện kiểm soát lại bộ chứng từ, ký xác nhận. Kế toán trao sổ tiết kiệm có kỳ hạn

Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm

Khi khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, kế toán phải hướng dẫn khách hàng ghi giấy gửi tiền tiết kiệm và thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu.

Sổ tiết kiệm và phiếu lưu phải đảm bảo có đầy đủ yếu tố : Sổ tiết kiệm

Ngày ghi sổ

Họ tên, địa chỉ, số CMND, ngày và nơi cấp CMND của người gửi tiền Số tiền rút ra

Tiền lãi Số dư

Chữ ký của nhưng người có liên quan

Các yếu tố trên luôn được đảm bảo khớp đúng giữa sổ tiết kiệm và phiếu lưu.

Sau khi thu tiền đầy đủ, ký nhận theo đúng chế độ, giấy gửi tiền, sổ tiết kiệm và phiếu lưu được chuyển cho kiểm soát để kiểm tra lại các yếu tố trên chứng bộ chứng từ, ký xác

nhận. Kế toán trao sổ tiết kiệm cho khách hàng và xếp thứ tự phiếu lưu vào ngăn tủ để theo dõi, cập nhật và đối chiếu mỗi khi khách hàng đến giao dịch, vào sổ TK chi tiết TGTK không kỳ hạn.

Kế toán nghiệp vụ tăng tiền gửi tiết kiệm Nợ TK 1011: Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm

Có TK 4231: Nếu khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn Có TK 4232: Nếu khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kế toán tính và hạch toán lãi tiền gửi tiết kiệm

Số tiền lãi gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính tương tự như đối với tiền gửi không kỳ hạn, tức là cũng tính theo phương pháp tích số tính lãi và lãi được nhập gốc.

Nếu khách hàng đến lĩnh lãi đúng ngày tính lãi, kế toán làm thủ tục trả lãi cho khách hàng và hạch toán :

Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi vào ngày tính lãi, kế toán cập nhật lãi vào phiếu lưu và rút số dư ngay cho khách hàng, sau đó trình bảng tính tiền lãi và phiếu lưu cho kiểm soát kiểm tra và ký nhận, đồng thời phản ánh bút toán nhập lãi vào gốc cho kỳ hạn mới. Bút toán phản ánh nhập lãi vào gốc:

- Kế toán nghiệp vụ giảm tiền gửi tiết kiệm

Trường hợp khách hàng rút tiết kiệm bằng đồng Việt Nam Nợ TK 4231: Nếu khách hàng rút tiết kiệm không kỳ hạn Nợ TK 4232: Nếu khách hàng rút tiết kiệm có kỳ hạn Có TK 1011: Số tiền khách hàng rút tiết kiệm

- Kế toán nghiệp vụ trả lãi tiền gửi tiết kiệm

Trả lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Phương pháp tính lãi: phương pháp tích số

Hạch toán: lãi được tính vào ngày cuối tháng và nhập vốn cho khách hàng Nợ TK 801: Số tiền lãi

Trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

• Trường hợp trả lãi trước: hạch toán theo phương pháp phân bổ

Trong trường hợp khách hàng lĩnh lãi trước, NH thực hiện tính và trả luôn lãi của cả kỳ hạn cho khách hàng và được ghi nhận vào tài khoản chi phí chờ phân bổ (TK 388) để phân bổ dần theo đinh kỳ kế toán. Đối với tiền gửi tiết kiệm, lãi định kỳ hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho toàn thể một hạn kỳ. Trong trường hợp trả lãi định kỳ và trả lãi khi đáo hạn thì việc tính lãi vẫn được thực hiện hàng tháng trên cơ sở dồn tích và được hạch toán vào tài khoản lãi và phí phải trả, NH sẽ tất toán tài khoản này cho khách hàng thanh toán lãi nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí trong kỳ kế toán.

Lãi dự trả tháng = số tiền gửi x lãi suất tháng Khi trả lãi trước

Nợ TK 388: lãi kỳ hạn trả trước

Có TK tiền mặt tại quỹ: lãi kỳ hạn trả trước

Định kỳ (tháng) tiến hành phân bổ trả lãi trước vào chi phí trả lãi Nợ TK 801: Số tiền phân bổ cho một kỳ

Có TK 388: Số tiền phân bổ cho một kỳ

Hình 1.3.1 Sơ đồ hạch toán lãi tiền gửi tiết kiệm theo phương pháp phân bổ

• Trường hợp trả lãi theo tháng (định kỳ): hạch toán trả lãi theo một trong hai phương pháp

Nếu hạch toán theo phương pháp thực thu – thực chi Trả lãi cho khách hàng

Nợ TK 801: số tiền lãi dự trả

Có TK tiền mặt tại quỹ: số tiền lãi dự trả

Đến cuối ngày 31/12 hàng năm, đối với các khoản lãi ngân hàng chưa trả được cho khách hàng thì tiến hành hạch toán dự trả để đưa vào chi phí cho năm tài chính.

Nợ TK 801: số tiền lãi dự trả Có TK lãi dự trả: số tiền dự trả lãi

Hình 1.3.2 Sơ đồ hạch toán lãi tiền gửi theo phương pháp thực chi Nếu hạch toán theo phương pháp dự chi – dự thu

Cuối hàng tháng (hoặc định kỳ), tiến hành hạch toán dự trả lãi để tính lãi vào chi phí cho tháng (kỳ) hiện tại

Nợ TK 801: số tiền dự trả lãi Có TK lãi dự trả: số tiền dự trả lãi Khi trả lãi cho khách hàng

Nợ TK lãi dự trả: Số tiền lãi trả Có TK tiền mặt tại quỹ: Số tiền lãi trả

Hình 1.3.3 Sơ đồ hạch toán lãi tiền gửi theo phương pháp dự thu – dự chi

Trường hợp trả lãi sau khi đáo hạn: hạch toán theo phương pháp dự thu – dự chi Cuối tháng, tiến hành hạch toán dự trả lãi để tính vào chi phí cho tháng hiện tại Nợ TK 801: số tiền lãi dự trả

Có TK lãi dự trả: số tiền lãi dự trả

Khi đáo hạn, ngân hàng trả vốn gốc và trả lãi cho khách hàng Nợ TK lãi dự trả: số tiền lãi dự trả cả kỳ hạn

Nợ TK 801: số tiền lãi chưa hạch toán dự trả

Nợ TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: số tiền gốc gửi của khách hàng Có TK tiền mặt tại quỹ: tổng số tiền trả cho khách hàng

Khóa sổ, tất toán TK tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng.

Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ, tức xin tất toán sổ, kế toán phải thu lại sổ và lưu cả sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu hồ sơ gốc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày sơ lược về công tác kế toán tiền gửi tiết kiệm và tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và các quy trình hạch toán nghiệp vụ huy động vốn nói chung và hạch toán nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng để làm sao cho vốn huy động được an toàn, tránh mất mát tài sản của ngân hàng, quan tâm đến lợi ích của khách hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh giữa các ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMP VIB – PGD THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC 2245_010912 (Trang 27 -33 )

×