Phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC 2245_010912 (Trang 52 - 63)

Hạch toán kế toán TGTK

Khi khách hàng gửi vào sổ tiết kiệm

Khách hàng đến mở sổ tiết kiệm, sau khi kiểm tra các giấy tờ tùy thân của KH còn hiệu lực và thu đủ tiền mặt thì giao dịch viên in thông tin lên sổ tiết kiệm, hướng dẫn khách đăng ký chữ ký mẫu, lập phiếu thu đã thu tiền sau đó giao dịch viên và kiểm soát viên ký tên đóng dấu trên sổ tiết kiệm trả lại cho KH. Định khoản:

Nợ TK 101101001 – Tiền mặt đã kiểm đếm: Số tiền KH gửi vào.

Có TK 19901-xxxxxxxxxx – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND: Số tiền KH gửi vào.

+ Ví dụ: Ngày 10/3 KH Phạm Thị Hồng Nhung mở Sổ tiết kiệm số 11101778 gửi tiết kiệm 200.000.000 đồng, kỳ hạn 36 tháng. Định khoản như sau:

Nợ TK 101101001: 200.000.000 Có TK 19901-11101778-8: 200.000.000

Khi khách hàng rút vốn gốc TGTK:

Khi khách hàng muốn rút vốn gốc (tới kỳ đáo hạn hoặc tất toán trước hạn), giao dịch viên nhận thẻ tiết kiệm đối chiếu với giấy tờ tùy thân của KH và thu hồi sổ tiết kiệm, lập phiếu chi, đối chiếu chữ ký của KH với chữ ký mẫu nếu đúng kiểm soát viên ký và yêu cầu chi tiền cho KH. Định khoản:

Có TK 101101001 – Tiền mặt đã kiểm đếm.

+ Ví dụ: Ngày 1/3 KH Nguyễn Thị B tất toán tài khoản số 007654321 kỳ hạn 9 tháng số tiền 10.000.000 đồng nhận bằng tiền mặt.

Nợ TK 19901-007654321-8: 10.000.000 Có TK 101101001: 10.000.000

a. Phương pháp tính lãi và hạch toán trả lãi Tài khoản trả lãi tiền gửi tiết kiệm có dạng: 80101-XXXXXXXXX-Y

- “801”: tài khoản trả lãi. - “01”: loại tiền gửi là VND.

- “XXXXXXXXX”: số TK chi tiết của KH. - “Y”: số kiểm tra tính đúng của TK.

Tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm: 49101-AAAAAAAAA-B

- “491”: tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm. - “01”: loại tiền gửi là VND.

- “AAAAAAAAA”: số TK chi tiết của KH. - “B”: số kiểm tra tính đúng của TK.

Hạch toán trả lãi:

Bảng 2.2.4 Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy tháng 3/2021

(Nguồn: vib.com.vn)

Cơ sở tính lãi:

o Lãi suất niêm yết được tính trên cơ sở 1 năm tương đương 365 ngày o Lãi suất niêm yết áp dụng với kỳ trả lãi cuối kỳ

o Lãi suất áp dụng cho kỳ trả lãi hàng tháng, hàng quý được quy đổi theo công thức quy định của VIB trong từng thời kỳ.

𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑛𝑔 = ((1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ)( 1 𝑘ỳ ℎạ𝑛−1)) ∗ 𝑘ỳ ℎạ𝑛 𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 ℎà𝑛𝑔 𝑞𝑢ý = ((1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ)( 3 𝑘ỳ ℎạ𝑛−1)) ∗𝑘ỳ ℎạ𝑛 3 o Loại tiền gửi VND

o Kỳ hạn 12 tháng/ 13 tháng áp dụng với khoản tiền gửi mới từ 1.000 tỷ VND trở lên hoặc các khoản gia hạn tự động gửi trước ngày 11/10/2016

o Trường hợp khách hàng tất toán trước hạn sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn 0.1%/năm

o Tiền lãi được tính trên số dư thực tế với lãi suất và số ngày gửi thực tế, được tính bắt đầu từ ngày khách hàng gửi tiền vào ngân hàng cho đến hết ngày liền kề trước ngày khách hàng rút tiền (tính ngày gửi, không tính ngày lĩnh).

Phương pháp tính lãi:

o Tính lãi theo món (cho loại tiết kiệm có kỳ hạn):

⟹ Tiền lãi = Số dư ∗ Số ngày gửi ∗ Lãi suất năm

365

o Tính lãi theo tích số (cho loại không kỳ hạn):

⟹ Tiền lãi = ∑ [(Số dư ∗ Lãi suất không kỳ hạn

365 ) ∗ Số ngày gửi]

Đối với TGTK có kỳ hạn khi đến hạn:

o Nếu khách hàng không đến rút tiền, NH sẽ tự động nhập lãi (nếu có) vào gốc (trừ khi loại TGTK không được nhập lãi vào gốc mà NH đã thông báo trước hoặc theo yêu cầu của khách hàng) và thực hiện tái đáo hạn bằng cách:

1. Kéo dài thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu, nếu NH đang huy động TGTK cùng loại.

2. Chuyển sang loại cùng kỳ hạn trả lãi sau, nếu loại TGTK ban đầu có phương thức trả lãi trước hoặc trả lãi định kỳ, nay NH không huy động.

3. Chuyển sang loại kỳ hạn ngắn hơn hoặc liền kề có phương thức trả lãi sau. Nếu NH không huy động TGTK cùng kỳ hạn.

o Lãi suất áp dụng: Lãi suất công bố tại thời điểm tái đáo hạn của loại TGTK được tái đáo hạn.

Tất toán TGTK trước hạn:

- Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn tại NH được rút trước hạn nếu có thỏa thuận với NH khi gửi tiền và thông báo với Điểm giao dịch tiết kiệm ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày rút tiền.

- Trường hợp khách hàng rút TGTK trước hạn đáp ứng đủ quy định trên thì được hưởng lãi theo quy định của NH. Nếu không đáp ứng quy định trên khách hàng vẫn được rút tiền trước hạn và được hưởng lãi theo quy định nhưng phải chịu một mức phí theo quy định của NH (trừ trường hợp thẻ TK đã được tái đáo hạn).

Hạch toán:

- Kế toán tiết kiệm phải làm công việc hạch toán mỗi khi có phát sinh tiết kiệm, nghĩa là với mỗi bút toán phát sinh trong quá trình giao dịch gửi tiền, rút tiền với khách hàng, kế toán tiết kiệm phải ghi số tiền vào tài khoản Nợ, Có thích hợp và lưu vào hệ thống. - Kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu:

+ Toàn bộ chứng từ giao dịch trong ngày của các Điểm giao dịch tiết kiệm phải được kiểm soát, đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng với các báo cáo liên quan theo quy trình nghiệp vụ liên quan hiện hành.

+ Giám đốc NHBL có trách nhiệm bố trí bộ phận kiểm soát thực hiện kiểm soát chứng từ giao dịch của các Điểm giao dịch tiết kiệm theo đúng quy định hiện hành của NH. + Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Quy định này. + Các cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trước HĐQT; Tổng Giám đốc và pháp luật về việc thực hiện quy định này.

Định kỳ hàng tháng theo quy định, vào cuối ngày tính lãi dự chi, phân bổ lãi trả trước, Kế toán Phòng/ Điểm giao dịch thực hiện:

- Kiểm tra số liệu chi tiết lãi phải trả, lãi trả trước của từng khoản tiền gửi tiết kiệm đảm bảo khớp đúng với số dư tài khoản 49101 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, tài khoản 388 - Chi phí chờ phân bổ theo dõi cho Phòng/Điểm giao dịch. - Lập bảng kê tính lãi phải trả, bảng kê tính lãi trả trước theo từng món tiền gửi, Trưởng phòng kế toán giao dịch kiểm tra tính chính xác, ký vào Bảng kê tính lãi, Kế toán thực hiện hạch toán.

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Nợ TK 80101-xxxxxxxxxx – Trả lãi TGTK bằng VND.

Có TK 10101-xxxxxxxxxx – Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND.

Lãi được tính và nhập vốn vào ngày cuối mỗi tháng theo phương pháp tích số.

Ví dụ : Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn VND (lãi nhập vốn) là 0,5%/năm. Căn cứ vào sổ phụ TK của KH Trần Văn A số TK 002345678, NH xác định được số dư có của TK trong tháng 2 như sau:

Ngày 1/2/2020 – 10/2/2020 số dư có là 100.000.000 đồng. Ngày 11/2/2020 – 18/2/2020 số dư có là 20.000.000 đồng. Ngày 19/2/2020 – 29/2/2020 số dư có là 50.000.000 đồng. Cuối ngày 29/2/2020, lãi được tính và nhập vốn.

⟹ 𝐓𝐢ề𝐧 𝐥ã𝐢 = [(𝟏𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 đồ𝐧𝐠 ∗ 𝟏𝟎 𝐧𝐠à𝐲) + (𝟐𝟎. 𝟎𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 đồ𝐧𝐠 ∗ 𝟖 𝐧𝐠à𝐲) + (𝟓𝟎. 𝟎𝟎𝟎. 𝟎𝟎𝟎 đồ𝐧𝐠 ∗ 𝟏𝟏 𝐧𝐠à𝐲)] ∗𝟎. 𝟓% 𝟑𝟔𝟓 = 𝟐𝟑. 𝟒𝟐𝟓 đồ𝐧𝐠 Định khoản: Nợ TK 80101-002345678-8: 23.425 Có TK 10101-002345678-8: 23.425 + Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãi trả trước: Chi lãi cho KH ngay khi gửi tiền, định khoản:

Nợ TK 38801-xxxxxxxxxx: số tiền lãi trả trước bằng VND. Có TK thích hợp: số tiền lãi trả trước.

Hàng tháng phân bổ lãi, định khoản:

Nợ TK 80101-xxxxxxxxxx: số tiền lãi phân bổ hàng tháng. Có 38801-xxxxxxxxxx: số tiền lãi phân bổ hàng tháng. + Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi trả cuối kỳ: Trích lãi tiền gửi dự chi hàng tháng, định khoản: Nợ TK 80101-xxxxxxxxxx: số tiền lãi dự chi. Có TK 49101-xxxxxxxxxx: số tiền lãi dự chi.

⟹ 𝐒ố 𝐥ã𝐢 𝐝ự 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐧à𝐲

= 𝐬ố 𝐝ư 𝐭𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐜𝐮ố𝐢 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐭𝐫ướ𝐜 ∗𝐥ã𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐧ă𝐦

𝟑𝟔𝟓 ∗ 𝐬ố 𝐧𝐠à𝐲 𝐠ử𝐢

Trả lãi tiền gửi khi đáo hạn, định khoản:

Nợ TK 80101-xxxxxxxxxx: chênh lệch số lãi > số dự chi Nợ TK 49101-xxxxxxxxxx: số tiền lãi đã dự chi

Có TK thích hợp: số tiền lãi phải trả + Trả lãi tiền gửi khi tất tóan trước hạn:

Khi KH có nhu cầu tất tóan trước hạn, KH sẽ được tính lãi như TGTK không kỳ hạn theo phương pháp tích số.

+ Đối với tiền gửi tiết kiệm lãi trả hàng tháng: Trích lãi tiết kiệm chờ trả hàng tháng, định khoản: Nợ TK 80101-xxxxxxxxxx: số lãi chờ trả

Có TK 49101-xxxxxxxxxx: số lãi chờ trả Trả lãi tiết kiệm cho KH, định khoản: Nợ TK 49101-xxxxxxxxxx: trả lãi cho KH Có TK thích hợp: lãi trả cho KH

+ Đến ngày đáo hạn, KH không đến nhận hoặc yêu cầu mở thêm kỳ hạn mới, lãi sẽ được nhập vốn (nếu KH chọn lọai hình lãi nhập vốn khi gửi).

Nợ TK 49101-xxxxxxxxxx: số tiền lãi phải trả bằng VND. Có TK 19901-xxxxxxxxxx: số tiền lãi phải trả.

Nếu KH chọn lãi không nhập vốn thì phần lãi để riêng KH có thể đến nhận bất cứ lúc nào, vốn sẽ được tự động tái tục.

Đối chiếu và lưu trữ cuối ngày

Để đảm bảo an toàn và giữ bí mật tiền gửi khách hàng, trong mỗi chi nhánh chỉ có Giám đốc hoặc người được ủy quyền, kiểm soát viên, kế toán quầy giao dịch là những người được phép truy cập vào chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm để theo dõi quản lý trên màn hình (không được sửa đổi).

Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến hành khoá sổ quỹ, bộ phận kế toán khoá sổ nhật ký quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt rồi đối chiếu số liệu tiền mặt với nhau để đảm bảo:

- Tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt, tồn quỹ trên Sổ quỹ của bộ phận quỹ phải bằng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và dư Nợ trên sổ nhật ký quỹ của bộ phận kế toán.

- Tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách phải bằng tồn quỹ tiền mặt thực tế trong kho, két.

Giao dịch viên kiêm kế toán viên tự cân đối sổ sách và tiền mặt tồn quỹ của mình trước khi nộp lại tiền mặt cho Quỹ chính.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tiền mặt do nhiều lý do khác nhau có thể xảy ra thừa, thiếu tiền mặt (phát hiện khi đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày), phải xử lý theo đúng chế độ.

- Trường hợp các giao dịch đều cân số:

Giao dịch viên sẽ in ra bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày. Giao dịch viên kiểm tra rà soát giữa bảng liệt kê với các chứng từ bằng giấy.

Nếu đúng giao dịch viên chuyển toàn bộ số chứng từ giao dịch kèm bảng liệt kê giao dịch phát sinh trong ngày cho kiểm soát viên ký nhận.

Kiểm soát viên thực hiện kiểm tra, kiểm soát khớp đúng thì ký xác nhận trên bảng liệt kê giao dịch kèm chứng từ gốc rồi chuyển cho giao dịch viên.

Chuyển chứng từ giao dịch trong ngày đã sắp xếp qua phòng lưu trữ theo quy định. - Trường hợp nếu không cân số:

Tìm nguyên nhân: giao nộp tiền mặt về bộ phận ngân quỹ cuối ngày, trường hợp tiền mặt thừa hoặc thiếu vào cuối mỗi ngày sẽ hạch toán vào tài khoản tạm giữ thừa thiếu chờ xử lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP VIB – PGD Thủ Đức tác giả nhận thấy, ngân hàng đã có nhiều thay đổi tích cực về quy tình gửi tiền tiết kiệm. Trước đây ngân hàng thực hiện giao dịch nhiều cửa nghĩa là khi khách hàng tới gửi tiền tiết kiệm thì khách hàng phải qua nhiều cửa giao dịch. Nhưng nay ngân hàng đã có sự thay đổi về quy trình gửi tiền tiết kiệm là khách hàng chỉ phải giao dịch một cửa, nghĩa là khách hàng gửi tiền chỉ cần thực hiện các thủ tục tại một cửa giao dịch. Sự thay đổi đó không chỉ giảm bớt các thủ tục gửi tiền tiết kiệm cho khách, còn giúp cho ngân hàng tận dụng được hết nguồn nhân lực. Tuy nhiên, NH vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục để ngân hàng phát triển mạnh hơn nữa.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIB – PGD THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG VIB – PGD THỦ ĐỨC 2245_010912 (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)