Những đặc điểm cơ bản về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 26 - 32)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1.Những đặc điểm cơ bản về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765-1820) là một thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, người có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Tác phẩm văn học của Nguyễn Du gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. Khi nhắc đến những tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm của ông, người đọc không thể không nhắc đến tác phẩm Văn tế thập loại

chúng sinh và kiệt tác Truyện Kiều. Nếu xem truyện Nôm là một thành tựu kì

diệu mang bản sắc riêng của nền văn học trung đại Việt Nam thì Truyện Kiều

của Nguyễn Du chính là tác phẩm kết tinh mọi nét đặc sắc, tinh hoa của thể loại, của cả một thời kì văn học và của cả nền văn học Việt Nam. Bởi đến với

Truyện Kiều, người đọc sẽ thấy tất cả những đặc trưng của thể loại truyện

Nôm và sự tài hoa, điêu luyện riêng của ngòi bút Nguyễn Du.

Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, sử dụng thể thơ lục bát thuần

dân tộc. Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, vừa mang yếu tố tự sự vừa thể hiện chất trữ tình sâu đậm. Dựa vào tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều

truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (cốt truyện Trung Quốc), Nguyễn Du đã viết

nên Truyện Kiều. Nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là sự

chứng minh được sự sáng tạo tài tình tuyệt vời của ngòi bút Nguyễn Du. Rất nhiều những đoạn thông tục hay tàn bạo trong Kim Vân Kiều truyện được Nguyễn Du cắt bỏ đi trong Truyện Kiều. Ông thêm vào tác phẩm của mình những đoạn tả tình, tả cảnh đặc sắc… Đến với Truyện Kiều, người đọc sẽ thực sự được thuyết phục bởi tài năng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Đó là một số những sáng tạo nổi bật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Kim Vân

Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải là tác phẩm nổi tiếng ở

Trung Quốc, nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học, được nhân dân Việt Nam yêu thích, say mê, bạn bè thế giới tìm đọc và biết đến, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Hai chủ đề thường gặp ở truyện Nôm là chủ đề về đấu tranh cho công lý xã hội và chủ đề về giải phóng tình yêu đôi lứa đều được phản ánh sâu sắc, xúc động trong Truyện Kiều. Dưới ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, người đọc thực sự thấm thía những điều trông thấy trong hiện thực thời đó mà ngay từ những lời thơ mở đầu tác phẩm nhà thơ đã bộc bạch chân thành:

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Giá trị nhân đạo ấy cũng chính là nội dung xuyên suốt của văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Kết cấu tác phẩm được triển khai theo lối kết cấu phổ biến trong các truyện Nôm gồm 3 phần: Gặp gỡ - tai biến- đoàn tụ. Trong đó, phần tai biến được triển khai với dung lượng nhiều nhất trong tác phẩm, xoay quanh vô vàn những trái ngang, trớ trêu đến cùng cực của cuộc đời nhân vật chính Thúy kiều: “Thoắt mua về, thoắt bán đi/ Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”.

bị chết trận. Kiều bị ép gả cho tên thổ quan, đau khổ cùng cực, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Nhờ sự may mắn được cứu với bởi sư Giác Duyên, Kiều đã thoát nạn và được trở về đoàn tụ bên gia đình. Song, nếu các truyện Nôm khác, nhân vật chính sau bao sóng gió thường được đón nhận kết thúc có hậu, được đoàn tụ hạnh phúc bên người yêu. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả cũng xây dựng một kết thúc có hậu. Nhân vật chính Thúy Kiều sau bao trắc trở, tai ương của 15 năm lưu lạc đã được đoàn tụ bên gia đình. Nhưng trong mối quan hệ với chàng Kim Trọng - mối tình đầu tươi đẹp ngày xưa mà Kiều vẫn luôn nhớ đến -Thúy Kiều đã không nối lại duyên xưa, mặc dù mọi người trong gia đình hết lòng vun đắp, nàng đã quyết định từ chối

để “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”.

Về nhân vật trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng được một hệ thống nhân vật đông đảo, có nhân vật chính diện (Thuý Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải, sư Giác Duyên...), có nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến…), có nhân vật được xem là lưỡng diện (Thúc Sinh, Hoạn Thư). Đặc biệt, bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng rất thành công trong tác phẩm. Cốt truyện xoay quanh cuộc đời chìm nổi của người con gái tài sắc Thúy Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc kể từ khi đồng ý bán mình chuộc cha, theo chân Mã Giám Sinh ra đi đến khi gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn và được sư Giác Duyên cứu. Nhân vật Thúy Kiều được hiện lên rất rõ qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du từ ngoại hình đến thế giới nội tâm, qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Nguyễn Du đặt nhân vật vào trong một xã hội giống như xã hội ông đang sống để theo dõi, chứng kiến và cất lên tiếng nói đòi quyền sống chính đáng cho con người và cụ thể là người phụ nữ:

Đau đớn thay, phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Đến với Truyện Kiều, người đọc thực sự bị thuyết phục bởi tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng cả ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Khi miêu tả nhân vật chính diện, Nguyễn Du thường sử dụng nhiều từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng. Hình ảnh chàng Kim Trọng trong lần đầu gặp gỡ với nàng Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả thật với thật nhiều cảm mến:

Nguyên người quanh quất đâu xa, Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Rất nhiều những từ Hán Việt trong đoạn thơ đã góp phần quan trọng tạo nên sắc thái trang trọng khi giới thiệu về Kim Trọng. Nhưng khi miêu tả bộ mặt thật của những nhân vật phản diện, tác giả lại thường sử dụng những từ thuần Việt. Hình ảnh Mã Giám Sinh khi đi hỏi vợ nhưng lại hiện lên đầy vẻ khinh bỉ:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

Từ láy thuần Việt “nhẵn nhụi” khiến ta hình dung ra đó thực là một kẻ giả tạo. Và tư thế ngồi của hắn được Nguyễn Du miêu tả thật đắc địa:

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với từ “tót”, tác giả đã chỉ rõ được hành động, tư thế của một kẻ rất mất lịch sự trong một hoàn cảnh rất cần nghiêm túc, lịch sư là đi hỏi vợ.

Đặc biệt, những đoạn thơ tả cảnh, tả tình trong Truyện Kiều đã thực sự cho thấy khả năng sử dụng tiếng Việt phong phú, chính xác và tài hoa của

thiên tài Nguyễn Du. Chỉ với một cặp câu thơ lục bát mà Nguyễn Du miêu tả được cả một sự chuyển đổi kì diệu của bốn mùa trong năm:

Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Nỗi buồn của con người vốn vô hình vô lượng vậy mà bằng ngôn từ tài hoa của mình, Nguyễn Du như đong đếm được tâm trạng ấy:

Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

Có thể khẳng định, trải qua bao đổi thay của thời đại, của cuộc sống nhưng từ khi ra đời đến nay, tác phẩm Truyện Kiều -đỉnh cao của thể loại truyện Nôm- vẫn giữ nguyên giá trị, là niềm đam mê niềm yêu thích của biết bao người dân Việt Nam. Truyện Kiều có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, văn học của nước ta. Độc giả trí thức có thể ngâm, vịnh Kiều, thẩm bình về các vấn đề, các nhân vật trong tác phẩm. Và cho đến nay, không biết các nhà nghiên cứu đã dành biết bao tâm sức để tìm hiểu về tác phẩm mà vẫn coi là chưa đủ. Tầng lớp bình dân ai cũng thuộc ít nhất một số câu Kiều, các cụ xưa có thể thuộc lòng cả tác phẩm rồi kể lại cho con cháu nghe, dùng cả những câu Kiều để vận vào những hoàn cảnh tương đồng trong cuộc sống. Có người còn cầm cuốn Truyện Kiều để bói Kiều. Người ta xem Truyện Kiều như một cuốn chân kinh gói trọn cả cõi đời trần thế. Học giả Phạm Quỳnh khẳng định “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn”. Điều đó cho thấy tác phẩm đã bắt rễ sâu trong tâm hồn người dân nước Việt, trở thành một phần gắn bó không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Trong chương trình giáo dục phổ thông từ trước tới nay, Truyện Kiều

luôn được xem là một tác phẩm quan trọng, được dành nhiều thời gian cho HS tìm hiểu. HS và GV đều hào hứng, say mê tìm hiểu về Truyện Kiều. Song

hiệu quả tiếp thu văn bản của HS còn chưa đồng đều, chưa thực sự hiểu hết được được hết giá trị của các đoạn trích trong quá trình học bài.

Trong chương trình SGK sắp tới, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một lựa chọn tối ưu. Truyện Kiều được coi là một trong sáu tác phẩm có vị trí đặc biệt, bắt buộc dạy học trong nhà trường (cùng với Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô

đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu,

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh). Sở dĩ có sự lựa chọn cho chương

trình ngữ văn như vậy là bởi những lí do sau:

Một là kiệt tác của đại thi hào dân tộc có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định với giá trị nhân văn sâu sắc, Truyện Kiều - “khúc Nam âm tuyệt xướng” kết tinh bản sắc Việt, hồn cốt Việt…

Hai là, Truyện Kiều được viết bằng thể loại truyện Nôm - đỉnh cao của thể loại dân tộc với sức cuốn hút mãnh liệt với độc giả trong và ngoài nước ngay từ khi mới ra đời.

Ba là, Truyện Kiều mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, đặc biệt là giá trị văn hóa ứng xử vừa mang tinh thần đạo lý phương Đông, vừa thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc mà hiện đại. Vì vậy, tác phẩm này có khả năng đáp ứng tốt nhất trong việc “ giáo dụchọc sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh

những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, nhân ái, vị tha” [1, tr.3].

Tuy nhiên, việc triển khai lựa chọn đoạn trích, bố trí nội dung phù hợp với từng cấp học như thế nào để tác phẩm đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Ngữ văn phổ thông mới lại là điều không đơn giản đối với người biên soạn chương trình, SGK và đặc biệt là đối với đội ngũ GV dạy Ngữ văn phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 26 - 32)