0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tri thức về Truyện Lục Vân Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG (Trang 43 -46 )

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Tri thức về Truyện Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được giảng dạy và học tập

trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 và lớp 11. Ở SGK lớp 9, giới thiệu về

Truyện Lục Vân Tiên, tác giả soạn sách đã cung cấp những tri thức cơ bản về

truyền chủ yếu bằng hình thức kể, hát, nói thơ Vân Tiên. Vì vậy có nhiều văn bản khác nhau về tác phẩm này. Phần tóm tắt tác phẩm đã cho HS thấy được cuộc đời vất vả, nhiều trắc trở của chàng nho sinh nghèo Lục Vân Tiên, dù bị nhiều kẻ xấu hãm hại nhưng chàng luôn được những người tốt giúp đỡ. Cuối cùng, Vân Tiên được sum vầy hạnh phúc bên nàng Kiều Nguyệt Nga. Trong bài khái quát về Nguyễn Đình Chiểu ở SGK Ngữ văn nâng cao lớp 11, ngoài những nội dung giới thiệu cuộc đời nhà thơ còn có phần giới thiệu về giá trị nội dung Truyện Lục Vân Tiên. Tác phẩm chủ yếu hướng tới ca ngợi phẩm chất sáng ngời của nhân vật chính Vân Tiên, một người con hiếu thảo, một nam nhi có lí tưởng, có tài văn võ, trung thành với bạn bè. Bên cạnh đó tác phẩm còn hướng tới ca ngợi những tấm gương đạo đức nhân nghĩa như: Kiều Nguyệt Nga với tấm lòng ơn nghĩa không phai, Tiểu đồng trung thành, Hớn Minh, Tử Trực ngay thẳng, ông Ngư, ông Tiều, ông Quán chính trực, tốt bụng... Những kẻ bất nhân, phi nghĩa, lòng dạ hiểm ác như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, cha con Võ Thể Loan bị lên án, kết tội. Về nghệ thuật của Truyện Lục

Vân Tiên chỉ được giới thiệu chung cùng với phần giới thiệu về nghệ thuật thơ

văn Nguyễn Đình Chiểu. Với một truyện Nôm nổi tiếng và có sức sống bền lâu trong đời sống nhân dân Nam Bộ như Truyện Lục Vân Tiên, đang được giảng dạy và học tập trong chương trình phổ thông hiện hành, giới thiệu những nội dung như vậy theo đánh giá của chúng tôi là còn chưa đầy đủ và tản mát. Có lẽ đây cũng là một lí do khiến cho nhiều GV và HS chưa thực sự yêu mến tác phẩm vì chưa có một hệ thống kiến thức đầy đủ và thực sự sáng tỏ về bài học Truyện Lục Vân Tiên trong chương trình. Đây là một thực tế và căn cứ để chúng tôi đề xuất ý kiến về phát triển chương trình ở chương sau.

Các đoạn trích Truyện Lục Vân Tiên được học trong chương trình gồm có hai đoạn ở lớp 9 là Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn. Lớp 11 có đoạn Lẽ ghét thương. Tri thức về nội dung của những đoạn trích này đều hướng tới những giá trị đặc sắc của tác phẩm. Qua đoạn trích

Lục Vân Tiên gặp nạn, HS thấy được đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện bằng hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm “làm ơn há dễ

trông người trả ơn”. Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua nhân vật Kiều

Nguyệt Nga, một lòng tri ân người đã cứu mình. Đoạn trích Lục Vân Tiên

gặp nạn lại thể hiện một khía cạnh khác của tác phẩm là vạch trần âm mưu,

lòng dạ hiểm ác của Trịnh Hâm nhằm làm hại Vân Tiên. Người tốt sẽ luôn được giúp đỡ, Vân Tiên đã được ông Ngư cứu bằng tất cả tấm lòng nghĩa hiệp của một người dân lao động bình thường. Trong Truyện Lục Vân Tiên ít nhiều có tính chất tự truyện. Đoạn trích Lẽ ghét thương là một minh chứng cho điều đó. Qua đoạn trích, nhân vật ông Quán đã thẳng thắn bày tỏ lẽ ghét và lẽ thương ở đời. Tất cả những kẻ nào làm hại đến dân đều bị ông Quán

ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”. Ông thương những người tài giỏi

nhưng cuộc đời lận đận, nhiều sóng gió, kém may mắn. Như vậy, những đoạn trích về Truyện Lục Vân Tiên trong chương trình SGK Ngữ văn hiện hành đã thể hiện khá sâu sắc, đầy đủ những phương diện quan trọng, nổi bật của tác phẩm.

Về nghệ thuật, các đoạn trích Truyện Lục Vân Tiên trong chương trình phổ thông đã thể hiện được những nét thành công nổi bật của tác phẩm. Đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động. Ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học được sử dụng kết hợp hài hòa, đặc biệt là cách nói giản dị, gần với lời nói thường của người dân Nam Bộ, mang sắc thái Nam Bộ đậm nét.

Vấn đề đặt ra trong đổi mới giáo dục là làm thế nào để dạy học Truyện

Lục Vân Tiên, những bài học đạo đức làm người mà Nguyễn Đình Chiểu

hướng tới độc giả và sắc thái Nam Bộ đậm nét của tác phẩm đến với người học một cách giản dị, tự nhiên, có tác dụng nhất. Trong danh mục văn bản gợi

văn (Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có Truyện Lục Vân Tiên. Nếu tiếp tục được chọn dạy tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có sự điều chỉnh phát triển chương trình một cách hợp lí hơn: Học chính hay hướng dẫn tự học? Xây dựng bài học trong chương trình như nào để việc tiếp cận Truyện Lục Vân Tiên thực sự có hiệu quả, tác dụng nhất đối với việc nâng cao tri thức và giáo dục nhân cách cho người học. Điều này chúng tôi sẽ có những kiến giải ở chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG (Trang 43 -46 )

×