Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và một số trích đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 33 - 40)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và một số trích đoạn

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình

1.3.1. Những đặc điểm cơ bản về Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là nhà nho yêu nước tiêu biểu ở nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từng trải qua những cơn gia biến và quốc biến hãi hùng. Song, vượt qua số phận đau thương, ông luôn là tấm gương sáng ngời về nghị lực, khí tiết và lòng yêu nước thương dân. Trong một Đồ Chiểu có ba con người đáng kính: một thầy giáo luôn coi trọng việc dạy người cao hơn dạy chữ, một thầy thuốc lấy việc chăm lo sức khoẻ cho người dân làm y đức và một nhà văn luôn coi trọng chức năng giáo huấn của văn học. Tuy sáng tác văn chương không phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu nhưng những tác phẩm văn chương đồ sộ của ông đủ đứng thành một sự nghiệp riêng. Nguyễn Đình Chiểu viết văn sau khi bị mù, những sáng tác của ông chủ yếu nhờ người vợ ghi chép lại. Hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác bằng chữ Nôm. Tác phẩm của ông gồm các thể loại: truyện Nôm, thơ Đường luật, các bài hịch, văn tế. Riêng về truyện Nôm, Nguyễn Đình Chiểu có đến 3 tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên (dài 2082 câu), Dương Từ-Hà Mậu (dài 3456

câu), Ngư Tiều y thuật vấn đáp (dài 3642 câu). Văn chương Đồ Chiểu không

có loại thuần túy giải sầu. Văn chương của ông nhằm thực hiện mục đích cao cả là chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc.

Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình

dân Pháp xâm lược nước ta. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng Lục Vân Tiên hiếu thảo, thông minh, tài giỏi và nàng Kiều Nguyệt Nga xinh đẹp, chung thủy. Trải qua rất nhiều những thử thách, gian khổ, nhờ ý chí, nghị lực phi thường và sự giúp đỡ, cưu mang của những người tốt, cuối cùng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đã được hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên nhau, những kẻ xấu luôn tìm cách hãm hại họ đều bị trừng trị.

Ngay từ những câu mở đầu tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

Trước đèn xem truyện Tây Minh Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le.

Ngỡ rằng tác phẩm dựa vào một truyện Tây Minh nào đó của văn học Trung Quốc. Nhưng theo tìm hiểu của giới nghiên cứu, trong kho tàng văn học Trung Quốc không thấy có truyện Tây Minh. Truyện Lục Vân Tiên là truyện Nôm mang tính tự truyện của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Những tình tiết, biến cố trong tác phẩm cũng gần giống với cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: chàng trai nghèo đi học, đi thi, đến trường thi nghe tin mẹ mất liền bỏ thi về chịu tang mẹ, bị hỏng cả hai mắt, bị gia đình nhà người yêu bội ước… Song tác phẩm không hoàn toàn là sự ghi chép lại câu chuyện cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu vì ngoài nhân vật Lục Vân Tiên có nhiều nét trong cuộc đời giống cuộc đời thực của tác giả, các nhân vật còn lại đều là hư cấu. Qua truyện Nôm này, Nguyễn Đình Chiểu tập trung lên án những thói gian tà lộng hành trong đời sống xã hội: những kẻ có tâm địa đen tối, sống tráo trở, bội bạc, tàn nhẫn như gia đình Võ Thể Loan, lòng dạ hiểm ác của Trịnh Hâm, thói dâm ô vô sỉ của Bùi Kiệm. Đồng thời, Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt đề cao, ca ngợi các mặt đạo đức tốt đẹp của con người qua những tấm gương sáng như: Lục Vân Tiên hiếu thảo, trọng nghĩa khinh tài, phò đời giúp nước, đối nhân xử thế đều theo quan điểm đạo đức của nhân dân; nàng Kiều Nguyệt Nga luôn nhất mực coi trọng, đề cao ân nghĩa ở đời, Hớn Minh nghĩa khí, chính trực, Tử Trực bộc trực, chân thành. Đặc biệt người tốt được Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca

trong Truyện Lục Vân Tiên là còn những nhân vật không có tên. Tác giả gọi tên họ bằng tên nghề nghiệp: Ông ngư, ông tiều, ông quán, tiểu đồng. Họ là những người dân lao động bình thường, lương thiện trong xã hội, nghèo khổ nhưng sẵn lòng thương người, sẵn sàng làm việc quên mình vì nghĩa, “Ngư

rằng lòng lão chẳng mơ/ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Tất cả những

nhân vật ấy được xây dựng trong tác phẩm đều thể hiện quan niệm đạo đức tốt đẹp mà Nguyễn Đình Chiểu học tập từ dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả

ác báo. Đó cũng chính là đạo lý, là ước mơ của nhân dân về một xã hội công

bằng, tốt đẹp. Trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, vấn đề đạo lý còn được thể hiện ở nhiều mối quan hệ như cha con, chồng vợ, thầy trò, bè bạn. Tác giả đã đặt ra những vấn đề xử thế rất gần gũi trong gia đình, ngoài xã hội, nói chung là các mối quan hệ giữa con người với con người.

Về kết cấu tác phẩm, Truyện Lục Vân Tiên thể hiện lối kết cấu truyền thống của thể loại truyện Nôm: Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, mở đầu giới thiệu về nhân vật Lục Vân Tiên, tiếp theo là những biến cố xoay quanh cuộc đời nhân vật, nhờ sự giúp đỡ của người tốt và cuối cùng Vân Tiên được hưởng hạnh phúc bên Kiều Nguyệt Nga. Với kiểu kết cấu đó, rất thuận lợi cho tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập: Hớn Minh - Trịnh Hâm, Tử Trực - Bùi Kiệm, Kiều Nguyệt Nga - cha con Võ Thể Loan.

Một điều đặc biệt ở truyện Nôm bác học này là ở phương thức sáng tác và lưu truyền -truyện chủ yếu được kể. Do Nguyễn Đình Chiểu sống gần gũi với nhân dân và sáng tác tác phẩm trong hoàn cảnh mù lòa nên ông phải đọc nhờ người khác ghi chép lại. Đây cũng chính là nét riêng tạo nên những ưu điểm và tồn tại riêng của truyện. Xét về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm, nhân vật trong Truyện Lục Vân Tiên có một số nét đặc trưng riêng biệt, do chủ yếu dùng để kể nên các nhân vật được miêu tả, thể hiện chủ yếu thông qua ngoại hình và hành động. Vì vậy mà trong Truyện Lục Vân Tiên, nội tâm nhân vật ít được chú ý khắc họa. Điều này khác với Truyện Kiều của Nguyễn

Du. Một trong những lí do khiến Truyện Lục Vân Tiên được nhân dân Nam Bộ yêu mến và say sưa nghe kể là bởi tính cách con người Nam Bộ thể hiện rất rõ qua các nhân vật. Đó là những con người thẳn thắn, nghĩa hiệp, dứt khoát, rõ ràng, không hề toan tính thiệt hơn khi làm việc nghĩa, yêu ghét rõ ràng, phân minh.

Tác phẩm được sáng tác trong điều kiện mù lòa và Truyện Lục Vân Tiên

chủ yếu đến với nhân dân thông qua hình thức kể nên ngôn ngữ trong truyện thường giản dị, nôm na, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân Nam Bộ. Trong truyện Nôm này, Nguyễn Đình Chiểu rất ít dùng những điển tích, điển cố, những từ ngữ cầu kì, hoa mĩ. Tác giả sử dụng nhiều lối nói trong dân gian, cách diễn đạt dễ hiểu, nghe xong là hiểu ngay, hiểu được là nhớ ngay. Vì vậy, những hạn chế về ngôn ngữ trong tác phẩm như đôi chỗ dùng từ còn thô vụng, hay gieo vần ép… thường được nhiều bạn đọc cảm thông.

Với những giá trị đặc biệt của tác phẩm, Truyện Lục Vân Tiên có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của nhân dân Nam Bộ ngay từ khi mới ra đời. Truyện Nôm này được lưu truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở khắp các tỉnh Nam kì và Nam Trung Kì. Mọi người dân Nam Bộ đều say mê và hào hứng với tác phẩm, họ có thể tìm thấy hình bóng của mình trong những nhân vật của Truyện Lục Vân Tiên, soi vào đó như tấm gương răn mình vậy.

Trước những đổi thay mạnh mẽ của thời đại, vẫn còn những giá trị muôn đời không thể thay đổi, đó là những phẩm chất đạo đức làm người đáng quý như đạo nghĩa, hiếu thảo, thủy chung, lòng yêu thương, …Truyện Lục

Vân Tiên chính là bài ca ca ngợi những tấm gương đạo đức nhân nghĩa ở đời.

Việc chú trọng giáo dục cho học sinh những bài học làm người quý giá đó thông qua Truyện Lục Vân Tiên là thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

Các đoạn trích Truyện Lục Vân Tiên trong chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành chiếm một vị trí nhất định. Nhưng do sự điều chỉnh về thời

lượng trong môn học với số tiết theo quy định của môn Ngữ văn ở mỗi lớp nên số giờ học Truyện Lục Vân Tiên không được nhiều. Số lượng các đoạn trích trong tác phẩm này trong chương trình còn khiêm tốn. Để nâng cao hiệu quả dạy học văn ở trường phổ thông, nhằm phát huy thế mạnh của môn văn trong việc giáo dục thế hệ trẻ bởi “văn học là nhân học”, và làm sao Truyện

Lục Vân Tiên vẫn luôn có được sức sống bền lâu trong lòng nhân dân ta, việc

biên soạn chương trình SGK môn Ngữ văn mới, lựa chọn những đoạn trích nào trong Truyện Lục Vân Tiên là một vấn đề cần được các nhà soạn sách và những người làm công tác giáo dục quan tâm đúng mức.

1.3.2. Các trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành

Theo thống kê của chúng tôi, các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục

Vân Tiên được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn phổ thông hiện hành cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có số lượng nhất định và hướng tới một số nội dung quan trọng. Cụ thể như sau:

BẢNG 2: BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN LỤC VÂN

TIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN PHỔ THÔNG

HIỆN HÀNH TT Sách giáo

khoa Tên đoạn trích Phân phối

chương trình

1 Ngữ văn 9, tập 1

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 2 tiết

2 Lục Vân Tiên gặp nạn Giảm tải- không học

3

Ngữ văn 11, tập 1

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (chương trình nâng cao)

1 tiết

4 Lẽ ghét thương

- Chương trình cơ bản không học - giảm tải. - Chương trình nâng cao đọc thêm 1 tiết

Truyện Lục Vân Tiên là một truyện Nôm có giá trị đặc biệt trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với những ý nghĩa đặc biệt như đã trình bày trên, việc đưa các trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông là thực sự cần thiết. Nhưng do khuôn khổ của chương trình mà số lượng đoạn trích và thời lượng cho dạy học tác phẩm này chưa nhiều.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thể loại truyện Nôm chúng tôi nhận thấy: Truyện Nôm là thể loại văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, sử dụng chữ Nôm và thể thơ lục bát truyền thống. Truyện Nôm dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện tâm tư, tình cảm của quần chúng nhân dân một cách chân thực nên tác phẩm có sức cuốn hút và sức sống bền lâu trong lòng độc giả. Thể loại văn học này hình thành và phát triển trong một thời gian khá dài từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XX. Truyện Nôm được chia thành hai loại cơ bản là truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. Với một thời gian hình thành và phát triển qua 4 thể kỉ trong những điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa khác nhau, truyện Nôm đã thể hiện được những nét riêng biệt về thể loại, hình thành những đặc điểm riêng về thi pháp truyện Nôm.

Cùng với việc tìm hiểu về cơ sở lí luận, chúng tôi nghiên cứu tình hình thực tiễn về thể loại truyện Nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông.

Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình

Chiểu là hai tác phẩm truyện Nôm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Hai tác phẩm của hai tác giả, hai vùng miền khác nhau với những nét đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật. Nếu như

Truyện Kiều của Nguyễn Du chủ yếu để đọc, ngâm ngợi thì Truyện Lục Vân

Tiên của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tồn tại dưới hình thức kể. Trong đời sống nhân dân, hai truyện Nôm trên đều có sức cuốn hút hấp dẫn đặc biệt và có sức sống bền lâu. Song thực tế tiếp nhận của HS với mỗi tác phẩm lại chưa được như mong muốn, hiệu quả chưa cao. Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, trong chương trình SGK Ngữ văn phổ thông mới

cần xem xét lựa chọn những đoạn trích nào cho phù hợp và phát huy được hiệu quả giáo dục, cũng như tiếp tục khơi dậy sức sống của hai truyện Nôm nổi tiếng trên là điều mà các nhà soạn sách và những người làm công tác giáo dục quan tâm.

Những tiền đề lí luận và thực tiễn như trên là cơ sở cần thiết, quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu, triển khai những chương tiếp theo của đề tài.

Chương 2

THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 33 - 40)