0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG (Trang 32 -33 )

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn phổ thông

hiện hành

Theo thống kê của chúng tôi, các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều được đưa vào trong SGK Ngữ văn phổ thông hiện hành cũng có số lượng đáng kể và có sự đa dạng về nội dung. Cụ thể như sau:

BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH STT Sách giáo

khoa

Tên đoạn trích Phân phối chương trình

1

Ngữ văn 9, tập 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du 1 tiết

2 Chị em Thúy Kiều 1 tiết- đọc văn

3 Cảnh ngày xuân 1 tiết- đọc văn

4 Kiều ở lầu Ngưng Bích 2 tiết- đọc văn

5 Thúy Kiều báo ân, báo oán Giảm tải- HS tự học ở nhà

6 Ngữ văn 10, tập 2 Truyện Kiều- Phần một: Tác giả 1 tiết

7 Trao duyên 2 tiết- đọc văn

8 Chí khí anh hùng 2 tiết- đọc văn

9 Thề nguyền 1 tiết- đọc thêm

10 Nỗi thương mình

So với tổng số các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong SGK có 57 tác phẩm/trích đoạn thì 08 trích đoạn Truyện Kiều chiếm 14% tổng số tác phẩm/trích đoạn về văn học trung đại Việt Nam được học trong Chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. Điều đó cho thấy Truyện Kiều có một vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Mỗi đoạn trích được đưa

vào giảng dạy lại gắn liền với một sự kiện trong cuộc đời nàng Kiều. Các đoạn trích Truyện Kiều trong SGK giữa cấp THCS và THPT không được sắp xếp trình tự theo các biến cố, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật mà người biên soạn sách giáo khoa dựa vào mức độ dễ, khó, độ dài ngắn, trình độ, tâm lí lứa tuổi học trò để phân bố các đoạn trích cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG (Trang 32 -33 )

×